Quan điểm, phương hướng quản lý đầu tư công cho XĐGN tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 108 - 110)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.1. Quan điểm, phương hướng quản lý đầu tư công cho XĐGN tạ

Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn

4.1.1. Quan điểm quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn

1. Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước và là sự nghiệp của toàn dân. Phải huy động nguồn lực của Nhà nước, của xã hội và của người dân để khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, nhất là sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp để xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc xoá đói giảm nghèo.

2. Công cuộc giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo sâu sát, cụ thể và đồng bộ của các cấp chính quyền, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đồng thời, phải phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch, đến tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá hiệu quả của Chương trình.

3. Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công trên địa bàn bằng việc thực hiện tốt các quy trình thực hiện chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên các công trình, địa bàn cấp thiết;

4.1.2. Phương hướng quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

Trong giai đoạn tới phương hướng đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm cần đổi mới theo hướng sau:

- Tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, điện, thông tin, nghiên cứu và chuyển giao.

- Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang hỗ trợ gián tiếp, tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực cho XĐGN.

- Chuyển từ bao cấp cho không sang trợ cấp và chi trả (chuyển từ phát và cho sang hỗ trợ và chi trả). Vì việc bao cấp và trợ cấp lâu dài không giúp cho người nghèo vươn lên, tạo ra tâm lý trông chờ, ỷ lại của người nghèo, làm tăng thêm gánh nặng tài chính của Chính phủ.

- Chuyển từ hỗ trợ người nghèo tiếp cận được lương thực là chính sang hỗ trợ người nghèo tiếp cận tới các nhu cầu phi lương thực.

- Chuyển từ hỗ trợ phát triển nguồn lực vật chất sang hỗ trợ nguồn lực con người. Tiếp tục đầu tư phát triển nguồn lực vật chất, cần coi trọng phát triển nguồn lực con người, tập trung vào giáo dục, đào tạo nghề, khuyến nông và kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định phù hợp với các hoàn cảnh đang thay đổi.

- Chuyển từ hỗ trợ phần cứng sang phần mềm (cơ chế và thể chế) cho XĐGN, nghĩa là nâng cao năng lực thể chế của cộng động, năng lực tự quản và đảm bảo có sự tham gia của người dân trong XĐGN.

- Thực hiện phân cấp và trao quyền (Cấp thôn, cấp xã, cấp tỉnh) cho cộng đồng và người nghèo để triển khai các hoạt động hỗ trợ giảm nghèo. Tùy theo mức độ, quy mô và tính chất của các hoạt động hỗ trợ, các Chính phủ thực hiện phân cấp và trao quyền nhiều hơn cho cấp dưới, cho người nghèo và cộng động để quyết định các hoạt động hỗ trợ XĐGN.

- Chuyển từ hình thức quản lý, giám sát từ trên xuống sang cách tiếp cận có sự tham gia. Các giải pháp và chính sách XĐGN không thuần túy xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

phát từ sự can thiệp ở bên ngoài. Phát huy người dân tham gia vào quá trình XĐGN sẽ làm cho quá trình XĐGN trở nên bền vững hơn. Các giải pháp XĐGN phải xuất phát từ nhu cầu của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo được biết, được bàn, phải đóng góp, được làm, được giám sát, được quản lý và hưởng lợi thành quả.

- Tập trung xây dựng tính bền vững về vật chất tài chính, nhân lực. Bền vững về chất có nghĩa là các công trình cơ sở hạ tầng cho XĐGN phải bền lâu, về tài chính có nghĩa là người nghèo có thể được hỗ trợ vốn xây dựng cơ bản ban đầu nhưng phải chi trả chi phí vận hành và duy tu các công trình phục vụ cho XĐGN, bền vững về nhân lực có nghĩa là vấn đề nghèo đói phải do chính người trong cộng đồng giải quyết, điều chỉnh phù hợp với môi trường đang thay đổi.

- Có sự lồng ghép các chương trình XĐGN của các cấp, các ngành và các tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 108 - 110)