5. Cấu trúc của luâ ̣n văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công cho XĐGN trên thế giới
1.2.1.1. Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Năm 1978, Trung Quốc có 250 triệu người nghèo. Nhờ nỗ lực trong nhiều năm qua, tính theo mức chuẩn xóa đói, giảm nghèo ở 1.274 NDT cuối năm 2010, số người nghèo của Trung Quốc đã giảm xuống 26,88 triệu người, đồng thời dẫn đầu thực hiện mục tiêu giảm một nửa số người nghèo theo Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ LHQ. Năm 2011, Trung Quốc quyết định lấy mức 2.300 NDT thu nhập ròng bình quân đầu người nông dân làm mức chuẩn xóa đói, giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
nghèo cấp quốc gia. Ðiều này cho thấy sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo của Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới. Ðồng thời khẳng định công tác xóa đói, giảm nghèo của Trung Quốc đã thu được thành tựu to lớn. Trung Quốc đã cơ bản giải quyết vấn đề sinh sống và ấm no cho nông dân. Chính trên cơ sở này, Trung Quốc đề xuất nâng tiêu chuẩn xóa đói, giảm nghèo với mức lớn, nhằm giải quyết vấn đề mới theo nhiệm vụ xây dựng xã hội khá giả toàn diện.
Năm 2011, Trung Quốc đã công bố "Ðề cương xóa đói, giảm nghèo nông thôn Trung Quốc bằng dự án phát triển 2011-2020" (Ðề cương), lần đầu xác định khu vực đặc biệt nghèo là trọng điểm cần phải đột phá về xóa đói, giảm nghèo, cung cấp sự bảo đảm chính sách và hỗ trợ vốn mạnh mẽ hơn đối với công tác xóa đói, giảm nghèo của những khu vực đó. Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh, việc thực thi Ðề cương xóa đói, giảm nghèo nông thôn bằng dự án phát triển trong mười năm tới, cần phải làm theo mức chuẩn xóa đói, giảm nghèo mới của Nhà nước, triển khai toàn diện và thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo bằng dự án phát triển, tăng cường xóa đói, giảm nghèo tại khu vực đặc biệt nghèo để cho đối tượng hưởng chính sách xóa đói, giảm nghèo chia sẻ thành quả cải cách nhiều hơn. Trong mười năm tới, Trung Quốc sẽ lấy các khu vực cực nghèo làm chiến trường chính, lấy giải quyết vững chắc vấn đề ấm no cho đối tượng chính sách cũng như đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo và thực hiện khá giả làm nhiệm vụ hàng đầu của công tác xóa đói, giảm nghèo bằng dự án phát triển trong tương lai.
Tiêu chuẩn xóa đói, giảm nghèo mới đã thể hiện khả năng phán đoán khoa học và nắm bắt tình hình trong nước Trung Quốc hiện nay. Bên cạnh đó, Ðề cương còn đề xuất mục tiêu chủ yếu của công tác xóa đói, giảm nghèo bằng dự án phát triển ở nông thôn trong mười năm tới, phấn đấu đến năm 2020 thực hiện các đối tượng hưởng chính sách xóa nghèo ăn no mặc ấm, đồng thời bảo đảm giáo dục, y tế cơ bản và nhà ở cho họ. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tích cực hơn nữa nhằm thúc đẩy sự nghiệp xóa nghèo trên toàn cầu
giành được thành quả tốt hơn.
Năm 2013 Trung Quốc đã chi 6,1 tỷ USD cho công tác xóa đói giảm nghèo, tăng 18,9% so với năm 2012. Năm 2014, con số này tiếp tục tăng 10%.
Trong 15 năm qua, Trung Quốc đã đưa hơn 600 triệu người thoát khỏi đói nghèo. Con số này tương đương với 70% người nghèo trên toàn cầu. Dù vậy, Trung Quốc vẫn còn tới 70,17 triệu người sống dưới ngưỡng nghèo của Trung Quốc, thu nhập hàng năm chưa tới 2.300NDT (376USD), tính đến cuối năm 2014.
Trung Quốc là quốc gia đang phát triển đầu tiên đạt Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) về xói đói giảm nghèo hơn 50% trước hạn chót năm 2015 của Liên hợp quốc.
Cách làm của Trung Quốc rất thiết thực, cụ thể như:
- Chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra một chương trình bao gồm việc mở các trường dạy nghề miễn phí, xúc tiến dịch vụ công tốt hơn, cấp vốn cho các doanh nghiệp mới, nâng cấp y tế và giao thông vùng nông thôn.
- Chính phủ cũng có kế hoạch tạo ra nhiều việc làm hơn cho sinh viên tốt nghiệp đại học.
- Để đạt được mục tiêu bình quân mỗi tháng Bắc Kinh phải giúp ít nhất 1 triệu người thoát nghèo.
- XĐGN thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, như chọn 500 thôn nghèo để tiến hành đầu tư trong hai năm, với nguồn lực đủ mạnh để giải quyết những công trình bức xúc liên quan đến sản xuất và đời sống. Sau hai năm lại chuyển đầu tư cho các thôn tiếp theo.
- Đối với gia đình nghèo, trước hết giúp cho họ cách thức làm ăn, đi vào phát triển sản xuất để đảm bảo cuộc sống, sức khỏe, sau đó mới hỗ trợ đầu tư, chỗ vay vốn phát triển mạnh sản xuất để thoát nghèo bền vững.
- Trung Quốc cũng thực hiện nhiều chính sách ưu đãi đối với các hộ nghèo, địa phương nghèo. Có cơ chế động viên toàn xã hội tham gia vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
chương trình giảm nghèo, kêu gọi các tổ chức, các nhà máy, xí nghiệp tham gia đầu tư vào các vùng nghèo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế với nhiều hình thức thích hợp. Ví dụ như liên doanh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất sữa quy mô lớn ở các khu tự trị, tỉnh nghèo để thúc đẩy chăn nuôi bò sữa, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho nông dân thoát nghèo một cách bền vững.
- Trung Quốc cũng rất coi trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ về kỹ năng sản xuất, tạo việc làm cho nông dân, quan tâm đào tạo nghề cho con em nông dân để hướng tới mỗi gia đình có một người vào làm việc ở thành phố góp phần giảm nghèo nhanh.
- Trung Quốc cũng thực hiện cho gia đình nghèo vay vốn ưu đãi, cũng thực hiện phân công trách nhiệm giúp đỡ các địa phương nghèo cho các cơ quan, ban ngành, các địa phương giàu giúp đỡ các địa phương nghèo cả về kinh nghiệm và vốn đầu tư.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia
Ở Malaixia, khi đề ra các chính sách phát triển, Chính phủ nước này luôn đặt mục tiêu là bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các dân tộc trên cơ sở chú trọng đến lợi ích của cộng đồng người bản địa, vì họ là thành phần cư dân đông nhất và cũng có tỷ lệ nghèo cao nhất (3).Thông qua các cơ chế quản lý hiệu quả và đồng bộ, các chính sách xóa đói giảm nghèo của Malaixia đã đến được với những đối tượng nghèo khổ và cần sự trợ giúp. Ở Malaixia, Nhà nước đi đầu và có vai trò nòng cốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Nhà nước, thông qua các chương trình xã hội như y tế, giáo dục… đã giúp người lao động nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm, từ đó cải thiện thu nhập và mức sống. Trong các chương trình đầu tư lâu dài này, Chính phủ Malaixia đặc biệt chú trọng cho giáo dục và đào tạo, phần chi ngân sách cho đầu tư và trợ cấp giáo dục qua từng thời kỳ là rất lớn.
Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ Malaysia đã lựa chọn các chiến lược nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tham gia tự tạo việc làm và các
hoạt động có thu nhập cao hơn. Cụ thể hóa những nội dung chính sách, trong hơn 30 năm qua, chính phủ Malaysia đã ban hành và thực thi nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao thu nhập cho người nghèo nhất là ở các vùng nông thôn, điển hình như:
- Chương trình tái định cư nhằm đưa những người không có ruộng đất hoặc những người có ruộng đất nhưng sản xuất không có hiệu quả đến những vùng đất mới, ở đó họ có thể làm việc trong các đồn điền cao su, cơ sở sản xuất dầu cọ. Tại những nơi ở mới này, những người định cư được cung cấp nhà ở với các cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tốt.
- Chương trình cải tạo đất nông nghiệp thông qua việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại. Ở một số nơi, chương trình này cũng được thực hiện theo mô hình hợp tác xã để đạt được những lợi ích sản xuất trên quy mô lớn.
- Chương trình kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn với những hoạt động chế biến nông sản, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ở nông thôn để tạo thêm nguồn thu nhập.
- Chương trình sản xuất tăng vụ, xen canh cây trồng trên cùng một thửa đất để nâng cao hiệu quả và năng suất canh tác.
- Chương trình hỗ trợ về đào tạo, tín dụng, khoa học kỹ thuật, tiếp thị...
cho người dân nông thôn, để họ có thể tìm được những việc làm ngoài sản xuất nông nghiệp, hay thành lập các cơ sở sản xuất kinh doanh của riêng mình ở các vùng nông thôn hoặc các thành thị.
- Dự án thành lập các chợ của nông thôn ở các trung tâm đô thị để họ bán trực tiếp sản phẩm của mình thay vì qua các trung gian.
Bên cạnh các chương trình và dự án nhằm nâng cao thu nhập, chính phủ Malaysia cũng thực hiện nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của người nghèo, như thông qua việc cung cấp xây dựng kết cấu hạ tầng và các dịch vụ xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, với tốc độ như trong thời gian vừa qua, chỉ trong một vài năm nữa ở Malaysia sẽ không còn ai phải sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập dưới 2USD mỗi ngày. Điều đó cho thấy các chương trình và dự án nhằm nâng cao thu nhập của ngươi dân nông thôn đã phát huy hiệu quả tích cực.