Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 46)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì sản xuất nhất định (thường là 1 năm) nó được tính bằng tổng của tích giữa sản lượng từng loại sản phẩm, dịch vụ và giá cả tương ứng. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nguồn vốn đầu tư vào sự phát triển của nền kinh tế chung.

GO = ∑ Qi * Pi i=1

Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm thứ I; Pi là đơn giá sản phẩm loại i

- Hệ số Hlv(GO): Thể hiện mức tăng về giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Công thức tính như sau:

H lv(GO) =

∆GO IvPHTD Trong đó:

∆GO: Giá trị sản xuất tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của địa phương. IvPHTD: Vốn đầu tư công phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu.

- Tỷ lệ hộ nghèo trước và sau khi thực hiện dự án: So sánh mức độ tăng giảm về tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện trước và sau khi thực hiện XĐGN, từ đó đánh giá được hiệu quả của công tác này.

Tỷ lệ hộ nghèo =

Tổng số hộ nghèo trong xã, huyện *100% Tổng số hộ dân trong xã, huyện

- Tỷ lệ hồ sơ KBNN giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn: Tỷ lệ hồ sơ KBNN đã giải quyết, giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn và chưa giải quyết là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác quản lý nguồn vốn XĐGN.

Trong công tác quản lý nguồn vốn XĐGN ngoài việc bảo đảm kiểm soát chặt chẽ, đúng quy trình, thì cũng phải bảo đảm sự thông thoáng, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, do vậy KBNN phải có biện pháp bố trí, sắp xếp giải quyết thanh toán cho đơn vị giao dịch kịp thời, theo đúng thời gian quy định. Nếu tỷ lệ hồ sơ giải quyết bị quá hạn cao, KBNN cần phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian xử lý kiểm soát chi để tìm biện pháp khắc phục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết

trước hạn =

Số hồ sơ giải quyết trước hạn*100% Tổng số hồ sơ giải ngân XĐGN

Tỷ lệ hồ sơ giải quyết

đúng hạn =

Số hồ sơ giải quyết đúng hạn*100% Tổng số hồ sơ giải ngân XĐGN Tỷ lệ hồ sơ giải quyết

quá hạn =

Số hồ sơ giải quyết quá hạn*100% Tổng số hồ sơ giải ngân XĐGN

- Tỷ lệ dự án XĐGN được phê duyệt: Thống kê tỷ lệ dự án XĐGN được phê duyệt với số lượng các dự án đề xuất, phản ánh sự hiệu quả trong hoạt động đánh giá, thẩm định dự án, phân bổ vốn và nguồn lực cho các chương trình XĐGN.

Tỷ lệ dự án XĐGN được

phê duyệt =

Số dự án XĐGN được phê duyệt*100% Tổng số dự án XĐGN được đề xuất - Mức độ đáp ứng của nguồn vốn XĐGN: Là chỉ tiêu so sánh giữa tổng nguồn vốn phân bổ thực tế cho XĐGN và tổng nguồn vốn đề xuất bởi các xã cho XĐGN, thể hiện sự hiệu quả của hoạt động phân bổ vốn cho các dự án.

Mức độ đáp ứng của nguồn vốn XĐGN =

Tổng nguồn vốn phân bổ thực tế cho XĐGN *100% Tổng nguồn vốn đề xuất bởi các xã cho XĐGN

- Tỷ lệ dự án đúng tiến độ (chậm tiến độ): Là chỉ tiêu so sánh giữa tổng số các dự án XĐGN đúng tiến độ (chậm tiến độ) vàtổng số các dự án XĐGN, thể hiện sự hiệu quả của hoạt động thực hiện, quản lý, giám sát các dự án.

Tỷ lệ dự án đúng tiến độ (chậm tiến độ) =

Tổng số các dự án XĐGN đúng tiến độ (chậm tiến độ) *100%

- Tỷ lệ sai phạm của các dự án XĐGN: Là chỉ tiêu so sánh giữa tổng số các dự án XĐGN sai phạm và tổng số các dự án XĐGN, thể hiện sự hiệu quả của hoạt động thực hiện, quản lý, giám sát các dự án.

Tỷ lệ sai phạm của các dự án XĐGN =

Tổng số các dự án XĐGN sai phạm *100% Tổng số các dự án XĐGN

- Tỷ lệ dự án không được nghiệm thu, bàn giao: Là chỉ tiêu so sánh giữa tổng số các dự án XĐGN không được nghiệm thu, bàn giao và tổng số các dự án XĐGN, thể hiện sự hiệu quả của hoạt động thực hiện, quản lý, giám sát và nghiệm thu các dự án.

Tỷ lệ dự án không được nghiệm thu, bàn giao =

Tổng các dự án không được

nghiệm thu, bàn giao *100% Tổng số các dự án XĐGN

- Tỷ lệ quyết toán vốn đầu tư cho XĐGN: Là chỉ tiêu so sánh giữa tổng số vốn được quyết toán cho các dự án XĐGN và tổng nguồn vốn cho các dự án XĐGN hàng năm, thể hiện sự hiệu quả của hoạt động quản lý và nghiệm thu các dự án.

Tỷ lệ quyết toán vốn đầu tư cho XĐGN =

Tổng số vốn được quyết toán

*100% Tổng nguồn vốn cho các dự án XĐGN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CHO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN 3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Pác Nặm tác động đến quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện

3.1.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Pác Nặm là một huyện miền núi, Pác Nặm nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc và Đông giáp tỉnh Cao Bằng, Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, Nam giáp huyện Ba Bể, cách trung tâm thị xã Bắc Kạn 90 km; cách thủ đô Hà Nội 250 km về phía bắc. Nằm ở tọa độ địa lý: Từ 21o48'16" đến 22o07'27" vĩ độ Bắc; Từ 105o41'33" đến 106o01'27" kinh độ Đông. Huyện Pác Nặm có một vị trí tương đối khó khăn cho việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa; huyện có đường quốc lộ 258B chạy dọc chiều dài huyện, với chiều dài 30 km; huyện có 10 xã.

Địa hình và thổ nhưỡng: Huyện Pác Nặm có diện tích tự nhiên là: 60.651 ha; Trong đó: Đất nông nghiệp 5.178,8 ha chiếm 8,54%, đất trồng cây hàng năm 3.651,6 ha chiếm 6,02%, đất trồng cây lâu năm 1.527,3 ha chiếm 2,52 %; đất lâm nghiệp 50.138 ha chiếm 82,67%; đất thủy sản 156,4 ha chiếm 0,26%; đất phi nông nghiệp 2.105,6 ha chiếm 3,47%; đất chưa sử dụng 3.066 ha chiếm 5,06% (chủ yếu là đất núi đá không có rừng, đất rừng chưa sử dụng). Pác Nặm có tiềm năng về đất trồng cây lâm nghiệp, phát triển trồng rừng hàng năm trên 1.000 ha được trồng mới, độ che phủ rừng đạt 70%; tài nguyên khoán sản có mỏ vàng, tuy nhiên trữ lượng không đáng kể.

Khí hậu thủy văn: Huyện Pác Nặm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết vào mùa đông thường có rét hại, rét đậm; tuy lượng mưa hàng năm là khá cao, tuy nhiên phân bổ không đồng đều, do vậy vẫn bị hạn hán làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tổng lượng mưa hàng năm là: 1.915,8 mm; Nhiệt độ trung bình 22,70C; Tổng số giờ nắng 1.359 giờ; Độ ẩm bình quân 85,5%.

3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Pác Nặm

Dân số: Tổng số dân của huyện Pác Nặm là 32.269 người; mật độ dân số:

68 người/km2; Dân số phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao chủ yếu là ở xã Bộc Bố, Nghiên Loan và trung tâm các cụm xã, mật độ dân số thấp nhất là ở xã An Thắng; có 07 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao; Sán chỉ, Mông, cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc Tày, Mông. Dân số khu vực nông thôn chiếm 93%.

Cơ sở hạ tầng: Huyện Pác Nặm đã chú trọng đầu tư xây dựng các chương

trình: điện, đường, trường, trạm, bệnh viện, thủy lợi, giao thông nông thôn, nước sạch. Đến nay 10/10 xã, có điện lưới quốc gia; 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã; hệ thống kênh mương thủy lợi được đầu tư cải tạo, xây dựng mới bước đầu cơ bản đáp ứng được nhu cầu; các dự án nước sạch được triển khai, phấn đấu đến năm 2015 có 30% dân số được sử dụng nước sạch, 70% dân số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% xã có điện thoại, Internet; có bưu điện văn hóa xã; tất cả các xã nhận được thư, báo đọc trong ngày. 100% các xã, có trạm y tế, huyện đầu tư nâng cấp bệnh viện Pác Nặm. Hiện nay trên toàn huyện đã có 7/10 xã, đạt chuẩn quốc gia về y tế; 02 trường học đạt chuẩn quốc gia; trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND và UBND các xã, thị trấn được đầu tư xây dựng.

Bảng 3.1. Đơn vị hành chính, diện tích, dân số các xã, thuộc huyện Pác Nặm tính đến năm 2016

Mã số Số thôn bản Diện tích (km2) Dân số trung bình (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Tổng số 060 90 475,39 32.269 68 1. Xã Bộc Bố 01864 15 53,36 3.844 74 2. Xã Nghiên Loan 01882 8 57,45 5.563 24 3. Xã Xuân La 01873 10 39,69 2.934 140 4. Xã Giáo Hiệu 01870 8 27,05 1.789 72 5. Xã Công Bằng 01867 8 53,35 2.972 34 6. Xã Nhạn Môn 01861 8 44,35 1.948 87 7. Xã Cao Tân 01885 10 41,16 3.978 95 8. Xã Cổ Linh 01879 9 39,68 3.928 99 9. Xã An Thắng 01876 7 33,19 1.374 120 10. Xã Bằng Thành 01858 7 86,10 3.939 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Pác Nặm, 2016)

* Lao động, việc làm

Công tác lao động việc làm được huyện quan tâm chỉ đạo, trong những năm qua đã tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 của Thủ tướng chính phủ, được 2.560 lượt người lao động, chủ yếu các nghề, như: sửa chữa máy nổ, sản xuất mây giang đan, làm mành cọ; kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, sản xuất phân vi sinh...; tạo việc làm cho 3.253 lao động; các dự án 120 đã hỗ trợ vốn và tạo việc làm cho người lao động.

Bảng 3.2. Tình hình lao động và việc làm tại huyện Pác Nặm

(Đơn vị tính: %)

Tổng thể Trong đó

Nam Nữ Thị trấn Nông thôn Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

2014 87,77 90,40 85,07 75,06 87,04

2015 89,07 91,80 86,37 76,26 88,34

2016 90,34 91,52 88,19 77,12 89,41

Tỷ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động

2014 1,26 1,46 1,05 5,59 0,99

2015 1,28 1,48 1,08 5,70 1,10

2016 1,18 1,35 1,07 5,68 1,03

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Pác Nặm, 2016)

* Về phát triển kinh tế

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 3 năm qua được duy trì ở mức khá cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể: Năm 2014: Tốc độ tăng trưởng đạt 15,7% = 102% KH năm; Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 42,7%; Công nghiệp - TTCN - XDCB chiếm 25,3%; Dịch vụ chiếm 32%; thu nhập bình quân đầu người đạt 9,18 triệu đồng/người/năm (KH là 9 triệu đồng). Năm 2015: Tốc độ tăng

trưởng đạt 16% = 100 % KH năm; Cơ cấu kinh tế: Nông- lâm- ngư nghiệp chiếm 39,89%; Công nghiệp - TTCN - XDCB chiếm 26,41%; Dịch vụ chiếm 33,7%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 10,7 triệu đồng/người/năm (KH là 10,5 triệu đồng). Năm 2016: Tốc độ tăng trưởng đạt 15,4% = 102,67 % KH đầu năm; Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 38,5%; Công nghiệp - TTCN - XDCB chiếm 27,5%; Dịch vụ chiếm 34%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,8 triệu đồng/người/năm (KH là 12,3 triệu đồng).

Bảng 3.3. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế của huyện 3 năm qua Ngành kinh tế Đ.Vị Ngành kinh tế Đ.Vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 BQ/năm

Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn huyện theo giá hiện hành

Triệu

đồng 339.642 398.479 517.790 418.637

Tốc độ tăng trưởng (%) 18,8 17,3 29,9 21,9

- Nông- lâm- ngư nghiệp (%) 6,50 7,00 7,46 6,98 - Công nghiệp- TTCN-XDCB (%) 25,00 24,00 22,80 23,93

- Dịch vụ (%) 25,00 22,00 21,64 22,88

Dân số Người 31.102 31.786 32.269 31.719

GDP trên đầu người Triệu

đồng 10,920 12,536 16,046 13,198 Tốc độ tăng trưởng GDP/người % 15,7 14,8 28 19,4

(Nguồn: UBND huyện Pác Nặm, 2014÷2016)

Với kết quả đạt được trong 3 năm qua là do có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự điều hành của UBND huyện cùng với sự phối hợp giữa các phòng, ban, ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều đạt cao, năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu kinh tế được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ ở lĩnh vực công nghiệp - TTCN và dịch vụ; giảm ở lĩnh vực nông nghiệp, cơ bản thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế- xã hội theo kế hoạch đề ra.

Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế của huyện Pác Nặm 3 năm qua (%) Ngành kinh tế Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Bình quân

- Nông- lâm- ngư nghiệp 42,70 39,89 38,50 40,36 - Công nghiệp- TTCN-XDCB 25,30 26,41 27,50 26,40

- Dịch vụ 32,00 33,70 34,00 33,23

Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: UBND huyện Pác Nặm, 2014÷2016)

+ Tổng giá trị sản phẩm hàng năm đều tăng, năm sau tăng hơn năm trước, cụ thể: Năm 2014: Tổng giá trị sản phẩm đạt 339.634 triệu đồng đạt 102% KH năm. Năm 2015: Tổng giá trị sản phẩm đạt 398.479 triệu đồng đạt 101,59% KH năm. Năm 2016: Tổng giá trị sản phẩm đạt 517.790 triệu đồng đạt 112,1% KH năm;

- Về văn hóa- xã hội

+ Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Hàng năm huyện tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao... Qua bình xét hàng năm số hộ đạt gia đình văn hóa, số làng văn hóa, đơn vị văn hóa đều tăng.

+ Thực hiện công tác đảm bảo xã hội: Thực hiện tốt công tác đảm bảo xã hội, các chính sách xã hội được đảm bảo, gia đình chính sách được quan tâm.

+ Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: Trong những năm qua huyện đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia theo kế hoạch, luôn đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hoạt động khám chữa bệnh được duy trì thường xuyên và có hiệu quả.

+ Sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Đây là lĩnh vực mà huyện rất quan tâm, đầu tư; thực hiện tốt công tác dạy và học, với phong trào thi đua "dạy tốt và học tốt; chất lượng dạy và học được nâng lên một bước; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp Trung học phổ thông năm sau cao hơn năm trước.

Nhìn chung, huyện Pác Nặm vẫn còn mang đặc thù là huyện miền núi có xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn ít và dàn trải. Nguồn nhân lực của huyện vẫn còn chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Chính vì vậy, trong giai đoạn từ năm 2014-2016, huyện đã nhận được nguồn vốn đầu tư công cho XĐGN nhằm nâng cao đời sống dân sinh, phát triển kinh tế xã hội từ Nhà nước.

3.2. Thực trạng quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn

3.2.1. Quy trình quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn

Quản lý đầu tư công cho XĐGN là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể. Quản lý đầu tư công cho XĐGN được tiến hành với mục đích nhằm theo dõi, nắm bắt việc chấp hành pháp luật, tuân thủ các quy định, văn bản, pháp chế của chủ đầu tư các chương trình XĐGN và các bên liên quan; tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)