Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý đầu tư công cho XĐGN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 31)

5. Cấu trúc của luâ ̣n văn

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý đầu tư công cho XĐGN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

1.1.4.1. Thể chế và chính sách

Là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến đầu tư công. Đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một số cơ quan liên quan ở Trung ương. Thể chế, chính sách có chặt chẽ, trọng tâm, trọng điểm thì hiệu quả đầu tư công mới cao và ngược lại. Đó cũng là cơ sở, phương hướng để các đơn vị quản lý ở địa phương thực hiện đúng mục tiêu, định hướng.

Sự tác động của thể chế, chính sách: Nếu thể chế chính sách cụ thể, phù hợp với từng địa phương thì việc quản lý đầu tư công dễ bề thực hiện và ngược lại. Sự phân cấp mạnh mẽ, rõ ràng cho các địa phương trong việc thực hiện các chương trình đầu tư công ở thể chế chính sách tạo điều kiện cho các địa phương chủ động hơn cho việc triển khai thực hiện.

1.1.4.2. Năng lực thực hiện các chương trình, dự án cho XĐGN

Đây là yếu tố mang tính quyết định đến kết quả đạt được của các chương trình, dự án. Để các chương trình, dự án đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện và quản lý đầu tư công các ngành cần phải bảo đảm nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực). Phải đảm bảo những người phụ trách chính trong các chương trình, dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của các chương trình, dự án. Mặt khác, phải nâng cao năng lực của cán bộ các ngành, các cấp trong triển khai và quản lý sự hỗ trợ của đầu tư công cho XĐGN. Năng lực triển khai của các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý của các ngành, các cấp ảnh hưởng rất lớn đến công tác đầu tư công cho XĐGN. Kết quả và hiệu quả đầu tư công cho XĐGN cao hay thấp còn phụ thuộc vào kinh nghiệm triển khai các hoạt động XĐGN.

1.1.4.3. Đặc điểm người nghèo, sự tham gia của cộng đồng và người nghèo vào các chương trình đầu tư công

Người nghèo là những người thiếu vốn để sản xuất, trình độ thấp, phong tục sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ… ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả đầu tư công cho XĐGN của huyện. Đặc điểm dân tộc, tôn giáo, văn hóa, kỹ năng, khả

năng về nguồn lực, nguyên nhân của sự nghèo đói đều quy định đến bản chất, quy mô của các giải pháp XĐGN. Do đó, cần đánh giá sự nghèo đói cẩn trọng để làm cơ sở xây dựng các giải pháp xóa đói giảm nghèo. Các giải pháp đầu tư công XĐGN cần phù hợp với đặc điểm của người nghèo và hộ nghèo.

Cấu trúc thiết chế làng xã, tục lệ, văn hóa của các dân tộc, các hương ước… ảnh hưởng lớn đến cơ chế triển khai và hiệu quả đầu tư công XĐGN. Chỉ có phát huy cao sự tham gia của cộng đồng và người nghèo thì công tác đầu tư công cho XĐGN mới bền vững. Do đó, các giải pháp đầu tư công cho XĐGN cần tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia. Việc xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ XĐGN dựa vào cộng đồng người nghèo là cần thiết.

1.1.4.4. Sự lồng ghép và mức độ lồng ghép các chương trình XĐGN

Sự lồng ghép và mức độ lồng ghép các chương trình XĐGN ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của đầu tư công cho chương trình XĐGN. Các chương trình, dự án được lồng ghép và phối kết hợp chặt chẽ trên từng địa bàn nhiều sẽ làm tăng quy mô nguồn vốn đầu tư công cho XĐGN. Nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức đều tiến hành đầu tư công cho XĐGN. Do đó, để tiết kiệm nguồn lực, tăng hiệu quả đầu tư, cần tiến hành lồng ghép hợp lý các hoạt động đầu tư công cho XĐGN trên cùng một địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)