5. Cấu trúc của luâ ̣n văn
4.2. Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác
Nặm, tỉnh Bắc Kạn
4.2.1. Hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn
* Cần phối hợp bố trí vốn đầu tư công trên cơ sở quy hoạch đầu tư cho xoá đói giảm nghèo bảo đảm chất lượng cao và ổn định.
Một mặt, cần coi trọng nâng cao chất lượng và giữ ổn định quy hoạch đầu tư phát triển các loại được lập cả ở cấp quốc gia, ngành, cũng như địa phương, coi đây như một căn cứ chủ yếu định hướng đầu tư công, hạn chế và tiến tới không đầu tư công ngoài quy hoạch, phá vỡ quy hoạch hay bất chấp quy hoạch.
Mặt khác, lập quy hoạch đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo là cần thiết, cần được tiến hành nghiêm túc, có căn cứ xác đáng, có quy trình và thời gian nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho các bên liên quan vì nếu quy hoạch sai, lộ trình đầu tư không hợp lý và không được thẩm tra đầy đủ thì quá trình đầu tư sẽ không thể có hiệu quả trong dài hạn.
người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các tổ chức tư vấn.
Cần phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư và ban quản lý dự án trong các hình thức quản lý dự án cụ thể (tự tổ chức quản lý, thuê tư vấn quản lý và ủy thác đầu tư), nhất là trách nhiệm của các tổ chức tư vấn đầu tư trong các lĩnh vực lập dự án, thẩm định dự án, đánh giá đầu tư, quản lý dự án đầu tư.
Cần làm rõ hơn nội dung, trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong phân cấp quản lý đầu tư, bảo đảm giảm thủ tục hành chính, nhưng hiệu lực thi hành cần được tuân thủ đầy đủ, với các chế tài đủ mạnh, nhằm khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chậm đưa công trình vào sử dụng, hiệu quả kinh tế, xã hội kém. Bên cạnh hệ thống giám sát nhà nước, cũng cần xem xét bổ sung quy định các hoạt động đầu tư công chịu sự giám sát của cộng đồng, xác lập quyền và trách nhiệm của cộng đồng trong vai trò giám sát đối với các hoạt động đầu tư công.
* Xây dựng chính sách giảm nghèo chung, trong đó thiết kế nội dung hỗ trợ riêng phù hợp với lợi thế riêng của từng vùng.
Hiện tại, mỗi chương trình dự án đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo đều có hệ thống văn bản quản lý riêng và nội dung, định mức hỗ trợ riêng áp dụng theo từng chương trình, dự án. Không có cơ quan, đơn vị nào được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ các chương trình, dự án đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy trong thời gian qua, tình trạng đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo còn chồng chéo, phân tán và rất khó đánh giá hiệu quả đầu tư của từng chương trình, dự án.
Nếu chỉ hình thành một chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững để tập trung nguồn lực, ưu tiên cho các địa bàn nghèo, sẽ hạn chế tình trạng đầu tư chồng chéo, phân tán. Đồng thời việc xây dựng kế hoạch và đánh giá hiệu quả đầu tư qua từng thời kỳ sẽ đơn giản và chính xác hơn rất nhiều. Vì khi xây dựng chính sách, các sở, ngành đã phải tính toán đến đối tượng thụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
hưởng, mức hỗ trợ và nhu cầu kinh phí để thực hiện, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn.
Nên phân vùng nghèo đói theo các tiêu chí về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội để thiết kế riêng nội dung hỗ trợ cho phù hợp. Ví dụ: Đối với vùng cao diện tích đất lâm nghiệp chiếm đa số nên ưu tiên triển khai các tiểu dự án phát triển rừng, nuôi trồng lâm sản, phát triển du lịch sinh thái. Đối với vùng thấp, diện tích đất trồng lúa, cây ăn quả chiếm đa số nên ưu tiên triển khai nhân rộng các mô hình trồng lúa, ngô, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gà…, phát triển du lịch Văn hoá - lịch sử. Đối với vùng có diện tích mặt nước tự nhiên lớn nên ưu tiên nhân rộng mô hình nuôi trồng thuỷ sản…
* Xây dựng chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển các cơ sở thu mua chế biến nông sản ngay trên địa bàn các xã nghèo.
Hiện tại các chương trình, dự án đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo chỉ quan tâm đến người sản xuất mà chưa quan tâm đến thị trường, các hoạt động liên quan đến chuỗi giá trị chưa được thể hiện. Cụ thể là chưa có hoạt động nào liên kết, củng cố mối quan hệ giữa người sản xuất với các tổ, đội, nhóm, HTX, doanh nghiệp thu mua, chế biến nông, lâm sản. Đối với địa hình phức tạp, giao thông khó khăn như tỉnh Bắc Kạn, rất cần một mạng lưới các điểm thu mua, bảo quản, chế biến với quy mô nhỏ để giúp người dân yên tâm hơn về đầu ra cho sản phẩm sản xuất của mình.
Để giảm nghèo bền vững, chính sách giảm nghèo của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạncần xây dựng chính sách hỗ trợ về máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất đối với từng loại hình doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã, nhóm thu mua chế biến nông lâm sản. Chính sách hỗ trợ này phải đủ lực và sức hút đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ tại địa phương mà nguồn nhân lực tham gia chủ yếu là dân địa phương. Làm được như vậy, không những đảm bảo đầu ra cho sản phẩm sản xuất nông lâm nghiệp của người dân mà còn tạo
việc làm cho dân địa phương nâng cao thu nhập giúp họ thoát nghèo.
*Tiếp tục thực hiện tốt chính sách về ưu đãi tín dụng cho người nghèo
Cần đề nghị Nhà nước giảm lãi suất cho vay đối với hộ nghèo, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ít người và nâng mức vay, thời hạn cho vay cao hơn cho phù hợp với yêu cầu sản xuất. Cung cấp tín dụng cho người nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và để vượt nghèo. Chính sách được thực hiện đối với đối tượng là hộ nghèo, ưu tiên chủ hộ là nữ, hộ có người tàn tật, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, có sức lao động, có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, hộ mới thoát nghèo sẽ được hưởng chính sách thêm hai năm, kể từ khi cấp xã công nhận thoát nghèo.
- Cung cấp tín dụng ưu đãi, chủ yếu là tín dụng quy mô nhỏ cho các hộ nghèo với thủ tục vay đơn giản và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện nhanh chóng, phù hợp với người nghèo, áp dụng linh hoạt; phương thức cho vay chủ yếu là tín chấp thông qua hình thức nhóm tín dụng tiết kiệm hoặc các nhóm tương trợ tự nguyện của người nghèo và các đoàn thể xã hội, thời gian từ khi đăng kí vay cho đến khi nhận được tiền tối đa không quá 15 ngày. Món vay và thời gian vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh bình quan từ 5-7 triệu đồng/lần vay, nhưng tối đa không vượt quá 15 triệu đồng và không quá 5 năm, tùy vào từng vùng có thể cung cấp vốn vay bằng tiền hay hiện vật (như mô hình ngân hàng bò, cho vay vật tư nông nghiệp).