Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và người dân vào công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 124 - 125)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác

4.2.6. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và người dân vào công tác

quản lý đầu tư công

Các chủ thể quản lý và thực hiện đầu tư đóng vai trò rất quan trọng, để nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư công nói chung và đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo nói riêng, cần phải có giải pháp cho từng đối tượng cụ thể:

* Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

Tỉnh cần xây dựng một cơ chế đủ mạnh để thu hút các nguồn lực của xã hội vào đầu tư cho XĐGN.

Nâng cao năng lực của cán bộ các ngành chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã. Kiện toàn hệ thống quản lý các chương trình xoá đói giảm nghèo để quản lý, điều hành, giám sát một cách tập trung và tổng báo cáo định kỳ chính xác kịp thời.

Làm tốt công tác lập kế hoạch, giám sát và kiểm tra thực hiện các giải pháp đầu tư công cho XĐGN để việc cung cấp nguồn lực đúng tiến độ, phù hợp với nhu cầu của địa phương.

Phối hợp, lồng ghép giữa các chương trình XĐGN trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và tập huấn cho người dân kỹ năng chuyên môn trong phối hợp xây dựng kế hoạch, thực hiện và giám sát chương trình.

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, phát hiện sai phạm để chấn chỉnh kịp thời.

Có biện pháp răn đe, xử lý kịp thời những trường hợp cán bộ quản lý sai phạm, có dấu hiệu sai phạm trong việc thực hiện quản lý đầu tư công.

Phát huy sự tham gia, phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội, chính quyền và của người dân trong lập kế hoạch, triển khai, giám sát các chương trình XĐGN.

Phân cấp và huy động một cách thích hợp sự đóng góp của dân về công sức, vật liệu đối với các dự án quy mô nhỏ.

Tư vấn, giúp đỡ các HTX, doanh nghiệp làm các thủ tục đăng ký thương hiệu các sản phẩm nổi tiếng của địa phương như hồng không hạt, măng, nấm hương, chè tuyết…

Để XĐGN vững chắc, cần phải kiên quyết chống bệnh thành tích trong XĐGN. Hiện nay, chất lượng giám sát theo dõi báo cáo số liệu thực hiện đầu tư công về XĐGN có mặt chưa cao.

* Đối với người dân, đối tượng được thụ hưởng chính sách

Ý thức thoát nghèo của người dân là động lực, yếu tố quan trọng trong việc XĐGN. Nếu địa phương nào còn để một bộ phận dân nghèo ỷ lại, dựa dẫm vào sự cưu mang, chăm lo của Nhà nước và xã hội thì địa phương đó không bao giờ thoát nghèo. Giải pháp ở đây là trong nhận thức, nhà nước và xã hội cần coi bản thân người nghèo là chủ thể của công tác XĐGN, tuyên truyền giáo dục động viên giúp họ vươn lên, nói không với đói nghèo, đánh bạt ý tưởng trông chờ ỷ lại. Cần đặt XĐGN trong tổng thể nhiều hoạt động, hình thức, giải pháp, cần nhiều dự án, nhiều tổ chức, nhiều đoàn thể tham gia, vừa có quản lý nhà nước các cấp, vừa có sự tham gia của doanh nghiệp. Trong đó vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng là rất quan trọng trong việc giáo dục ý thức thoát nghèo trong dân một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 124 - 125)