Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Thực trạng quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm tỉnh
3.2.2. Thực trạng lập kế hoạch đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm
tỉnh Bắc Kạn
Đối với công tác xác định nhu cầu đầu tư:
Hàng năm, tầm khoảng tháng 6,7, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện gửi văn bản về các xã yêu cầu tổng hợp nhu cầu xây dựng các công trình theo các chương trình được hỗ trợ như 135, 30A, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và các nội dung khác liên quan đến nguồn vốn sự nghiệp của các chương trình. Các nhu cầu của xã được thông qua Hội đồng nhân dẫn xã trước khi gửi Phòng Tài chính tổng hợp trình UBND huyện. Phòng Tài chính - kế hoạch huyện tổng hợp nhu cầu và lập danh mục các công trình dự án trên địa bàn toàn huyện trình UBND huyện xem xét, phê duyệt danh mục.
Như vậy, việc xác định nhu cầu đầu tư là một bước rất quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của các chương trình XĐGN. Có 4 cách thức xác định nhu cầu trong xây dựng kế hoạch đầu tư cho các chương trình CĐGN tại huyện Pác Nặm, đó là phát phiếu điều tra, họp dân, tổ chức hội nghị và dựa trên nghị quyết của xã.
Bảng 3.5: Cách thức xác định nhu cầu trong xây dựng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014-2016 Đơn vị: % Chỉ tiêu Cấp huyện Cấp xã Cấp thôn/bản Trung bình Phát phiếu 7,80 5,60 5,20 6,20 Họp dân 18,30 23,50 39,60 27,10 Hội nghị 29,50 24,90 16,70 23,70
Dựa trên nghị quyết của xã, huyện 44,40 38,20 38,50 40,30
(Nguồn: Ban QLDA huyện Pác Nặm)
Báo cáo của ban QLDA huyện Pác Nặm về cách thức xác định nhu cầu trong xây dựng kế hoạch đầu tư cho các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014-2016 cho thấy các chương trình dự án đầu tư công cho giảm nghèo đều được xác định nhu cầu nhưng với cách thức triển khai khác nhau. Tính chung, trong giai đoạn 2014-2016 có 40,3% các kế hoạch đầu tư được xác định dựa trên các nghị quyết của xã huyện; 27,1% được xác định theo hình thức họp dân và lấy ý kiến; 23,7% xác định theo các nội dung được tổng kết và thống nhất trong các hội nghị các cấp và chỉ có 6,2% dựa theo hình thức phát phiếu điều tra về nhu cầu của các hộ nghèo và cận nghèo. Như vậy, tổng kế hoạch đầu tư dựa vào ý kiến người dân (theo 2 hình thức phát phiếu và họp dân) còn hạn chế, số dự án được thành lập từ ý kiến người dân chỉ chiếm 33,3%, tức là 1/3 các kế hoạch. Phần lớn hoạt động xác định nhu cầu vẫn dựa trên quan điểm của các cán bộ lãnh đạo qua 2 hình thức hội nghị và dựa vào nghị quyết của xã/huyện theo cơ chế lập kế hoạch từ trên xuống (top-down). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả các chương trình dự án ngay từ khi bắt đầu lập kế hoạch do các dự án được xây dựng chưa bám sát nhu cầu của người dân.
Đối với công tác xây dựng kế hoạch:
Các định mức căn cứ để xây dựng kế hoạch ở cả 3 cấp huyện, xã, thôn/bản trên địa bàn huyện Pác Nặm đã có bước đầu được cải tiến trên cơ sở
vừa dựa vào định hướng từ cấp trên đưa xuống, vừa dựa vào nhu cầu thực tế và định hướng phát triển của địa phương.
Bảng 3.6: Căn cứ để xây dựng kế hoạch cho các chương trình giảm nghèo của huyện Pác Nặm giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: %
Các căn cứ để xây dựng kế hoạch huyện Cấp Cấp xã
Cấp thôn/bản
Trung bình
Căn cứ nhu cầu thực tế địa phương 77,80 88,30 100,00 88,70 Căn cứ định hướng cấp trên đưa xuống 27,80 50,00 25,00 34,30 Căn cứ vào nguồn lực thực hiện 27,80 41,70 50,00 39,80 Căn cứ định hướng phát triển của địa phương 61,10 58,30 58,50 59,30
(Nguồn: Ban QLDA huyện Pác Nặm)
Thống kê trong bảng cho thấy nhiều dự án XĐGN tại các cấp thôn/bản, xã, huyện tại Pác Nặm được lập kế hoạch dựa vào nhiều căn cứ khác nhau. Trong đó, các dự án dựa vào nhu cầu thực tế địa phương chiếm đa số với 88,7%; theo đó là căn cứ vào định hướng phát triển của địa phương với 59,3%; căn cứ vào nguồn lực thực hiện chiếm 39,8% và căn cứ vào định hướng cấp trên đưa xuống chiếm 34,4%. Các định mức căn cứ để xây dựng kế hoạch ở cả 3 cấp huyện, xã, thôn/bản đã có bước đầu được cải tiến trên cơ sở vừa dựa vào định hướng từ cấp trên đưa xuống, vừa dựa vào nhu cầu thực tế và định hướng phát triển của địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng định mức kế hoạch vẫn chưa dựa vào nhu cầu thực tế địa phương ở mức cao nhất và căn cứ vào nguồn lực thực hiện vẫn ở mức thấp (39,8%).
Bảng 3.7: Đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về công tác lập kế hoạch cho các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm
Đơn vị: %
STT Công tác lập kế hoạch cho các chương trình XĐGN Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng Ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
nhu cầu thực tế tại các địa phương 2
Kê hoạch thực hiện các dự án chi
tiết, dễ thực hiện theo kế hoạch 18,23 21,27 35,00 15,50 10,00
(Nguồn: Số liệu tổng hợp phiếu khảo sát)
Theo đánh giá từ cán bộ quản lý các cấp về công tác lập kế hoạch cho các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm, về mức độ bám sát của các kế hoạch XĐGN với nhu cầu địa phương, có 29,75% các cán bộ cho rằng việc lập kế hoạch còn chưa bám sát tình hình thực tế, 28,25% đưa ra ý kiến trung tính và 42,00% cho rằng các kế hoạch đã bám sát với nhu cầu của địa phương. Đánh giá về mức độ chi tiết của các kế hoạch, 39,50% cho rằng các kế hoạch còn chung chung, 35% đưa ra ý kiến trung tính và 25,50% cho rằng các kế hoạch chi tiết và dễ dàng thực hiện theo.
Đối với hoạt động xây dựng dự toán cho các dự án XĐGN:
Dự toán là một kế hoạch chi tiết để đạt được và sử dụng các nguồn lực trong kỳ cụ thể, giúp xác định giá trị tổng mức đầu tư cho một dự án. Đây là một căn cứ quan trọng giúp chủ đầu tư biết được số tiền phải chi cho một dự án và là căn cứ để xét chọn thầu, phê duyệt vốn đầu tư, làm quyết toán của đơn vị quản lý đầu tư.
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh dự toán về vốn cho các dự án XĐGN so với thực tế tại huyện Pác Nặm giai đoạn 2014-2016
Việc xây dựng định mức kế hoạch và dự toán cho các công trình, dự án XĐGN tại huyện Pác Nặm vẫn chưa bám sát thực tế do việc lên kế hoạch sử dụng vốn của các dự án vẫn chưa dựa vào nguồn lực thực hiện và giá cả thị trường. Do đó khi triển khai thực hiện, các định mức chính sách và dự toán thường cao hơn (29,6%) hoặc thấp hơn (45,6%) so với thực tế, số dự án có dự toán sát với thực tế chỉ chiếm 25%. Điều này là do các dự án thường kéo dài trong nhiều năm, các chủ dự án trong quá trình lên kế hoạch và dự toán đã không tính đến khả năng biến động về giá cả thị trường của các yếu tố đầu vào cũng như sự trượt giá của đồng tiền trong nước qua các năm. Bên cạnh đó do thủ tục xét duyệt thường kéo dài nên có nhiều dự án đã được xây dựng từ trước khi phê duyệt khá lâu với định hướng từ cấp trên đưa xuống nên có độ sai khác lớn so với nguồn lực thực tế cũng như giá cả thị trường. Các hạn chế này gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực thi và hiệu quả của chính sách.
Đối với các công trình làm mới, sửa chữa sử dụng nguồn vốn đầu tư thì các xã cần phải thuê tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình và ý kiến thẩm định của cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi phê duyệt. Việc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật chủ yếu là thuê đơn vị tư vấn. Đơn vị tư vấn khi thực hiện lập báo cáo kinh tế kỹ thuật là chắc công trình đó được phân bổ vốn. Vấn đề đặt ra ở đây là có sự móc ngoặc giữa đơn vị tư vấn, đơn vị thi công công trình với các nhà Lãnh đạo UBND huyện, chính vì thế mọi việc trở lên thông suốt, đơn vị tư vấn, đơn vị nhà thầu làm toàn bộ quá trình thủ tục, chủ đầu tư chỉ ký các văn bản, thủ tục.
Đối với hoạt động phê duyệt dự án:
Sau khi đã được HĐND huyện thông qua danh mục các công trình dự án và dự toán kinh phí được duyệt, UBND huyện ra quyết định Phê duyệt Danh mục công trình dự án được đầu tư, triển khai thực hiện trong năm tới. Trên cơ sở đó các chủ chủ đầu tư có trong danh mục tổ chức lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình, kèm theo kế hoạch đấu thầu trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/ 34 35 37 0 10 20 30 40
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số lượng dự án được phê duyệt
Hình 3.2: Số lượng hồ sơ XĐGN được phê duyệt trong 3 năm 2014-2016 tại huyện Pác Nặm
(Nguồn: Ban QLDA huyện Pác Nặm)
Từ năm 2014 đến nay, số lượng các dự án được đề xuất lên HĐND huyện và ban QLDA huyện Pác Nặm tăng đều theo các năm, số lượng các dự án được UBND huyện phê duyệt cũng tăng lên.
Bảng 3.8: Tỷ lệ dự án XĐGN được phê duyệt tại huyện Pác Nặm giai đoạn 2014-2016
Năm Số lượng các dự án đề xuất
Số lượng các dự án được phê duyệt
Tỷ lệ phê duyệt (%)
2014 38 34 89,50
2015 41 35 85,40
2016 43 37 86,00
(Nguồn: Ban QLDA huyện Pác Nặm)
Hàng năm, các chủ dự án trình lên UBND huyện và ban QLDA đề xuất đầu tư, UBND huyện dựa trên mục đích của dự án, lợi ích của nó mang lại cho người dân, tính khả thi và dựa trên nguồn ngân sách cho XĐGN của
huyện mỗi năm để đưa ra quyết định phê duyệt. Trong giai đoạn 2014-2016, huyện Pác Năm phê duyệt từ 34-37 dự án mỗi năm. Tỷ lệ phê duyệt đạt từ 89,5% năm 2014 giảm còn 85,4% năm 2015 và 86% năm 2016. Đây là một tỷ lệ phê duyệt tương đối cao, thể hiện sự quan tâm đến hoạt động XĐGN tại các cấp lãnh đạo của huyện.