Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 51)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội huyện Pác Nặm tác động đến

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Huyện Pác Nặm là một huyện miền núi, Pác Nặm nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, phía Bắc và Đông giáp tỉnh Cao Bằng, Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, Nam giáp huyện Ba Bể, cách trung tâm thị xã Bắc Kạn 90 km; cách thủ đô Hà Nội 250 km về phía bắc. Nằm ở tọa độ địa lý: Từ 21o48'16" đến 22o07'27" vĩ độ Bắc; Từ 105o41'33" đến 106o01'27" kinh độ Đông. Huyện Pác Nặm có một vị trí tương đối khó khăn cho việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa; huyện có đường quốc lộ 258B chạy dọc chiều dài huyện, với chiều dài 30 km; huyện có 10 xã.

Địa hình và thổ nhưỡng: Huyện Pác Nặm có diện tích tự nhiên là: 60.651 ha; Trong đó: Đất nông nghiệp 5.178,8 ha chiếm 8,54%, đất trồng cây hàng năm 3.651,6 ha chiếm 6,02%, đất trồng cây lâu năm 1.527,3 ha chiếm 2,52 %; đất lâm nghiệp 50.138 ha chiếm 82,67%; đất thủy sản 156,4 ha chiếm 0,26%; đất phi nông nghiệp 2.105,6 ha chiếm 3,47%; đất chưa sử dụng 3.066 ha chiếm 5,06% (chủ yếu là đất núi đá không có rừng, đất rừng chưa sử dụng). Pác Nặm có tiềm năng về đất trồng cây lâm nghiệp, phát triển trồng rừng hàng năm trên 1.000 ha được trồng mới, độ che phủ rừng đạt 70%; tài nguyên khoán sản có mỏ vàng, tuy nhiên trữ lượng không đáng kể.

Khí hậu thủy văn: Huyện Pác Nặm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết vào mùa đông thường có rét hại, rét đậm; tuy lượng mưa hàng năm là khá cao, tuy nhiên phân bổ không đồng đều, do vậy vẫn bị hạn hán làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tổng lượng mưa hàng năm là: 1.915,8 mm; Nhiệt độ trung bình 22,70C; Tổng số giờ nắng 1.359 giờ; Độ ẩm bình quân 85,5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)