Hoàn thiện quy trình thực hiện đầu tư công hỗ trợ sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 117 - 122)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác

4.2.4. Hoàn thiện quy trình thực hiện đầu tư công hỗ trợ sản xuất

Tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nhằm hỗ trợ cho hộ nghèo, đặc biệt là hộ nghèo dân tộc thiểu số về đất sản xuất, vốn, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt để ổn định cuộc sống và thoát nghèo bền vững.

* Tăng mức hỗ trợ về vốn cho các hộ nghèo

Tăng hạn mức vay vốn lãi suất 0% của hộ nghèo từ 5 triệu đồng/hộ lên đến 15 triệu đồng/hộ trong thời gian 2 năm để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp. Cần tránh quan điểm cào bằng đối với tất cả hộ nghèo, mà cần có sự phân chia theo các mức khác nhau dựa trên cơ sở điều tra, phân tích nguồn gốc dẫn đến tình trạng nghèo của hộ. Đối với các hộ nghèo có kinh nghiệm làm ăn nhưng thiếu vốn thì việc hỗ trợ vốn trực tiếp thông qua hệ thống ngân hàng người nghèo với lãi suất ưu đãi là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, số lượng vốn vay cần được hỗ trợ lãi suất ưu đãi là bao nhiêu tuỳ thuộc vào ngành nghề họ vay vốn để phát triển sản xuất.

Cho hộ nghèo vay vốn phải có tổ tư vấn sử dụng vốn ở các xã, nếu không tư vấn cho hộ nghèo thì không thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Đối với hộ nghèo thiếu kinh nghiệm làm ăn và thiếu cả vốn để sản xuất, kinh doanh thì việc hỗ trợ vốn thông qua hệ thống ngân hàng người nghèo, nhưng gắn việc hỗ trợ vốn với đào tạo nghề cho họ. Chuyển mạnh từ cho vay với điều kiện thế chấp sang điều kiện tín chấp thông qua vai trò tín chấp của các tổ chức xã hội, UBND xã sở tại có các hộ nghèo sinh sống. Đối với các hộ nghèo không có khả năng lao động do già cả, bệnh tật, gia đình chính sách có hoàn cảnh neo đơn…nên đưa vào diện hỗ trợ chính sách. Mức hỗ trợ chính sách hàng tháng tối thiểu bằng mức chuẩn mới đối với các hộ nghèo, bằng mức tối thiểu là 180.000 đồng/tháng và có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế dựa trên việc xác minh đúng đối tượng thuộc diện nghèo. Riêng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

đối với những hộ mới thoát nghèo hoặc những hộ trên chuẩn nghèo (có nguy cơ tái nghèo) thì Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp bố trí các nguồn vốn ưu đãi hoặc các nguồn vốn của các tổ chức tín dụng khác, xem xét đầu tư thực tế cho họ theo nhu cầu hợp lý, để những hộ này có điều kiện tiếp tục sản xuất.

* Đẩy mạnh hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho người nghèo

Về hỗ trợ đất sản xuất: Đối với những xã trên đại bàn huyện Pác Nặm còn quỹ đất, giao cho hộ đồng bào dân tộc với mức sản xuất tối thiểu là 0,5 ha đất nương rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng lúa nước 1 vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước 2 vụ; sử dụng giải pháp đào tạo nghề và đào tạo việc làm cho nông dân không có đất chuyển đổi nghề khác có việc làm và thu nhập ổn định, gắn việc giao đất với khuyến nông và hỗ trợ tín dụng để giúp người dân sử dụng có hiệu quả đất được giao.

Về hỗ trợ nhà ở: Đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện nay có nhà ở tạm bợ thì thực hiện phương châm nhà nước hỗ trợ một lần (5 triệu đồng/hộ), phần còn lại huy động giúp đỡ một phần và hộ nghèo tự lực một phần.

Về nước sinh hoạt: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ nghèo sống phân tán ở vùng cao, núi đá, khu vực khó khăn về nguồn nước sinh hoạt để đào giếng, xây dựng bể dự trữ nước hoặc tạo nguồn nước sinh hoạt mức 1 triệu đồng/hộ.

* Tăng cường công tác khuyến nông cả về lượng và chất

Để đưa được kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình đến được với dân ở vùng xa nhất, thôn, bản nghèo nhất, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ tình nguyện tại cơ sở. Mỗi xã phải có ít nhất một khuyến nông viên cơ sở và mỗi thôn phải có ít nhất 1 - 2 khuyến nông viên thôn bản. Các cán bộ khuyến nông cần được đào tạo và cập nhập thường xuyên về kỹ thuật và phương pháp khuyến nông. Cần tăng phụ cấp cho cán bộ khuyến nông huyện và khuyến nông cơ sở, cán bộ thú y ở các cấp xã, nhất là đối với các xã đặc biệt

khó khăn. Tăng kinh phí hỗ trợ khuyến nông ở các xã đặc biệt khó khăn.

Đào tạo cán bộ khuyến nông làm chuyên trách khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật. Tuyển dụng và ưu đãi cán bộ khuyến nông thôn bản. Phát triển hệ thống khuyến nông cộng đồng, khuyến nông tình nguyện, tạo điều kiện đào tạo, gửi đi học... để nâng cao trình độ cho các cán bộ khuyến nông này. Có văn bản quy định chế tài đối với cán bộ khuyến nông không sâu sát với địa phương, hàng năm lồng ghép công tác đánh giá cán bộ, trong đó có cán bộ khuyến nông vào các kỳ họp hội đồng, họp dân.

Tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Khuyến /khích và hỗ trợ kinh phí để thành lập các câu lạc bộ khoa học kỹ thuật ở cấp cơ sở và duy trì hoạt động của các đơn vị này, góp phần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, chăn nuôi truyền thống. Các câu lạc bộ này sẽ là điểm tựa để các nhóm hộ sản xuất cùng ngành nghề (cùng chăn nuôi lợn, trồng khoai môn, trồng dong riềng, trồng cỏ...) học hỏi kinh nghiệm, tìm đầu ra sản phẩm và có đủ sức ép với tư thương, với các công ty khi hợp đồng sản phẩm bị vi phạm.

Cán bộ khuyến nông đưa giống hỗ trợ về thì phải hướng dẫn tỉ mỉ cách chăm sóc, cách nuôi dưỡng. Khi đưa các mô hình sản xuất mới, sản phẩm mới về với người nông dân, cán bộ triển khai cần quan tâm nghiên cứu thị trường đầu ra đối với sản phẩm đó. Đảm bảo bao tiêu sản phẩm cho nông dân, để đạt được điều đó cần tăng cường liên kết với các đơn vị tư nhân thu mua, chế biến bằng cách tạo điều kiện pháp lý và hỗ trợ giảng dạy kiến thức về hợp đồng để tăng cường mối liên kết giữa nông dân và các đơn vị thu mua. Gắn trách nhiệm cán bộ khuyến nông cơ sở với các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn mình phụ trách.

Hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học nhằm tạo đột biến về năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yêu cầu thị trường tăng thu nhập cho người nông dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Đổi mới phương pháp, hình thức chuyển giao tiến bộ KHKT để người dân dễ hiểu và dễ áp dụng nhất, đẩy mạnh công tác chuyển giao KHKT bằng các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình. Tập huấn lý thuyết với hình ảnh minh họa, băng tư liệu giúp nông dân dễ tiếp thu và dễ áp dụng.

Hàng năm, cần xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí đầu tư cho thành lập và hỗ trợ hoạt động của các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm nông dân cùng sở thích, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Đưa chủ nhiệm câu lạc bộ khuyến nông đi học tập kinh nghiệm của các địa phương khác đã hoạt động có hiệu quả.

* Đưa mô hình trang trại vào chương trình xoá đói giảm nghèo của

huyện Pắc Nặm

Năm 2010 trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên đã nghiên cứu thành công các mô hình nhóm trang trại phù hợp với địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng như của huyện Pắc Nặm gồm: nhóm trang trại trồng cây ăn quả, nhóm trang trại kinh doanh tổng hợp, nhóm trang trại chăn nuôi. Nên lựa chọn và triển khai thí điểm các mô hình trang trại trên trong các chương trình giảm nghèo của tỉnh và nhân rộng trên các địa phương có điều kiện tương tự đối với các mô hình trang trại thí điểm thành công.

* Hình thành dịch vụ cung cấp kỹ thuật sản xuất mà người cung cấp có thể là các nông dân sản xuất giỏi.

Điểm mới của phương pháp này là nhà cung cấp dịch vụ ngoài các cán bộ khuyến nông thôn, xã, huyện, trạm BVTV, trạm thú y còn có các nông dân giỏi. Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chỉ nhận được thù lao dựa trên kết quả đầu ra.

Chủ đầu tư là UBND các xã phải lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thông qua các điều khoản tham chiếu và ký hợp đồng với họ. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ tiến hành hướng dẫn thực hành kỹ thuật, kỹ năng tại địa điểm sản xuất của từng

hộ theo mô hình phù hợp mà hai bên đã lựa chọn. Kết quả sản phẩm đầu ra sẽ là năng suất sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp mà hai bên phối hợp đạt được.

Căn cứ vào kết quả đạt được, đối chiếu với định mức đã ký kết trong hợp đồng để xác định tỷ lệ % hoàn thành hợp đồng. Và đây chính là cơ sở để tính giá thanh toán cho hợp đồng đã hoàn thành. Đổi mới được phương thức hỗ trợ kỹ thuật cho người dân như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm đối với cán bộ cung cấp dịch vụ, gắn kết họ với người dân, nâng cao năng lực cho cán bộ xã.

* Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng kết hợp với triển khai các mô hình trồng trọt, chăn nuôi tại các hộ dân xã đặc biệt khó khăn.

Đối với Pắc Nặm nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung thì phát triển kinh tế rừng, đi lên từ rừng là hướng đi đầy triển vọng, trực tiếp giải quyết việc làm thường xuyên cho đại đa số nông dân, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng những cánh rừng nguyên liệu, hạn chế thiên tai, cải thiện môi trường, góp phần xoá đói, giảm nghèo.

Hiện tại, các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo chỉ hỗ trợ người dân cây giống, kỹ thuật trồng rừng, riêng đối với các hộ nghèo chưa có đất thì được giao đất và hỗ trợ thêm lương thực. Các loại cây được trồng nhiều ở Bắc Kạn là keo, mỡ, thông, sau 5 năm các loại cây này mới cho thu hoạch lần đầu. Mỗi ha keo, mỡ 4 - 5 tuổi cho thu hoạch khoảng 50 tấn, với giá thành 800.000 đồng/tấn người trồng rừng có thể lãi 30.000.000 đồng/ha sau khi trừ các chi phí.

Để người nghèo có điều kiện thực hiện trồng rừng trên đất lâm nghiệp được giao, rất cần sự hỗ trợ đủ mạnh để họ có thể đứng vững trong thời gian đầu. Muốn như vậy, ngoài việc hỗ trợ cây giống, phân bón, lương thực cho việc trồng rừng cần phải hỗ trợ, hướng dẫn dân thực hiện kết hợp các mô hình chăn nuôi và trồng xen kẽ các loại cây lương thực như ngô, lúa, …Như vậy, cùng một lúc sẽ phải hỗ trợ dân nghèo cả trồng rừng, canh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

tác và chăn nuôi. Kinh tế rừng phát triển chính là nguồn thu giúp dân thoát nghèo bền vững.

*Thực hiện có hiệu quả dự án dạy nghề cho nông dân và dân tộc thiểu số

Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu học nghề của người nghèo tại huyện. Xây dựng kế hoạch và hỗ trợ đào tạo nghề ngán hạn phù hợp để người nghèo có thể tự tạo ra cơ hội việc làm, ưu tiên các nghề có sử dụng tại chỗ hoặc thu nhận vào các doanh nghiệp và đi lao động ở nước ngoài.

Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm và cung cấp tín dụng, người học nghề được trợ giúp, giới thiệu việc làm miễn phí. Hỗ trợ các trung tâm dạy nghề trang thiết bị dạy nghề phù hợp.

*Thực hiện nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo

Nhân rộng mô hình XĐGN có hiệu quả, góp phần giảm nhanh tốc độ giảm nghèo chung trên toàn huyện Pác Nặm. Cần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm các mô hình đã triển khai thực hiện có hiệu quả trong những năm trước, kể cả các mô hình do các địa phương và các tổ chức đoàn thể tự huy động nguồn lực thực hiện. Duy trì và mở rộng có hiệu quả các dự án hiện có bằng nguồn lực của địa phương và chính các hộ dân. Đẩy mạnh việc tuyên truyền và hỗ trợ nhân rộng các mô hình có hiệu quả hiện có và mở rộng ra các lĩnh vực khác như chăn nuôi, chế biến thực phẩm, ưu tiên mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp với các hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 117 - 122)