Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.2. Thực trạng quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm tỉnh
3.2.1. Quy trình quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm
Bắc Kạn
3.2.1. Quy trình quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn
Quản lý đầu tư công cho XĐGN là một hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể. Quản lý đầu tư công cho XĐGN được tiến hành với mục đích nhằm theo dõi, nắm bắt việc chấp hành pháp luật, tuân thủ các quy định, văn bản, pháp chế của chủ đầu tư các chương trình XĐGN và các bên liên quan; tình hình thực hiện nhiệm vụ và triển khai hoạt động đầu tư để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, nội dung theo kế hoạch đầu tư cho XĐGN đã được phê duyệt.
Việc quản lý hoạt động đầu tư công cho XĐGN được tiến hành thường xuyên kể từ ngày công bố quyết định phân bổ vốn đến ngày kết thúc hoạt động báo cáo quyết toán và thẩm tra quyết toán; đảm bảo hoạt động đầu tư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
tuân theo pháp luật, bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư cho XĐGN.
Quy trình quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm về cơ bản thực hiện theo đúng hướng dẫn tại các văn bản hiện hành, đầy đủ theo quy trình các bước quy định cho hoạt động đầu tư công cho XĐGN được ban hành bởi chính phủ. Cơ bản có thể tóm tắt theo các bước sau qua Sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý đầu tư công tại huyện Pác Nặm
(Nguồn: Ban QLDA huyện Pác Nặm) Bước thứ nhất: Lập kế hoạch:
Vào khoảng tháng 9/10 hàng năm, UBND huyện ra văn bản gửi các đơn vị chủ đầu tư liên quan đến các chương trình, dự án xem xét đăng ký nhu cầu thực hiện chương trình gửi cư quan chuyên môn thuộc UBND huyện (Phòng Tài chính - kế hoạch) tổng hợp, xem xét.
Ủy ban nhân dân các huyện căn cứ vào nguồn kinh phí được giao qua phân cấp và cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của chương trình để sắp
Quyết toán, báo cáo quyết toán và thẩm tra quyết toán Thực hiện nghiệm thu, bàn giao
Thực hiện kiểm tra, giám sát Thực hiện đầu tư Lập kế hoạch đầu tư
xếp theo thứ tự ưu tiên, trình HĐND cấp huyện xem xét thông qua. Sau khi đã được HĐND huyện thông qua danh mục các công trình dự án và dự toán kinh phí được duyệt, UBND huyện ra quyết định Phê duyệt Danh mục công trình dự án được đầu tư, triển khai thực hiện trong năm tới. Trên cơ sở đó các chủ chủ đầu tư có trong danh mục tổ chức lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình, kèm theo kế hoạch đấu thầu trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.
Bước thứ hai: Phân bổ vốn đầu tư
Vào cuối năm hoặc đầu năm sau khi UBND tỉnh ra quyết định giao chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội (QĐ giao kinh phí) về các đơn vị, các huyện, thị trên địa bàn. Trên cơ sở nguồn kinh phí được giao, UBND huyện cũng ra quyết định phân bổ kinh phí về cho các đơn vị trên địa bàn huyện, trong đó có kinh phí thực hiện các chương trình, dự án đầu tư. Do nguồn kinh phí thực hiện các chương trình thường là các CTMT nguồn Kinh phí từ Trung ương, tỉnh phải bổ sung cân đối từ Ngân sách Trung ương do vậy việc phân bổ kinh phí thường cấp bổ sung từ 2-3 lần trong 1 năm, không cấp hết 1 lần trong năm. Chính vì lý do đó mà kinh phí thực hiện các chương trình, dự án cũng phải phân bổ dần.
Bước thứ ba: Thực hiện dự án đầu tư
Các chương trình, dự án đầu tư công trên địa bàn hầu hết triển khai theo hình thức đầu thầu bằng chào hàng cạnh tranh hay đấu thầu rộng rãi. Các bước của quá trình đấu thầu thưc hiện theo qui định của Luật Đấu thầu. Sau khi đấu thầu nhà đầu tư sẽ lựa chọn ra được một nhà thầu có đủ các tiêu chuẩn điều kiện để thực hiện chương trình dự án. Có thể nói đây là một trong những quan trọng, quyết định xem nhà thầu nào được trúng thầu. Khi tham gia đấu thầu thường các nhà thầu cũng biết ngay được đơn vị nào trúng thầu, đơn vị nào không trúng. Mọi việc dường như đã được sắp đặt an bài trước. Hầu hết các cuộc đấu thầu chỉ có 03 nhà thầu tham dự, trong đó có 02 nhà thầu không đủ các điều kiện để trúng thầu. Sự việc cứ như vậy kéo dài trong suốt nhiều năm trở lại đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/
Chủ đầu tư tổ chức thực hiện giám sát thi công, trách nhiệm giám sát của chủ đầu tư thực hiện theo Điều 24 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Hoặc thuê tư vấn giám sát thực hiện công trình theo quy định. Hầu như không có công trình nào là có sự giám sát của cộng đồng. Mặc dù có giám sát thi công công trình nhưng chỉ mang tính hình thức, đủ thủ tục, có khi cả công trình cán bộ giám sát mới thoảng qua 1 đến 2 lần, còn lại là tùy Nhà thầu muốn làm thế nào thì làm theo sơ đồ thiết kế, thậm chí sai so với thiết kế.
Bước thư năm: Nghiệm thu, bàn giao
Chủ đầu tư cũng cử các thành phần có liên quan trong danh sách để nghiệm thu công trình. Tại nước này, thường thì nhà nhầu làm hết các thủ tục, chủ đầu tư chỉ việc cung cấp danh sách cán bộ tham gia dự thầu và ký các giấy tờ liên quan. Việc nghiệm thu, bàn giao chỉ là qua loa, lấy lệ cho hợp thủ tục, quy trình.
Bước thứ sáu: Quyết toán, báo cáo quyết toán và thẩm tra quyết toán Sau khi nghiệm thu, bàn giao, Nhà thầu phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện các chứng từ và báo cáo quyết toán gửi Phòng tài chính - Kế hoạch thẩm tra quyết toán công trình hoàn thành. Sau khi có thông báo thẩm tra của cơ quan tài chính, chủ đầu tư và nhà thầu hoàn tất thủ tục chuyển sang kho bạc để thanh quyết toán công trình hoàn thành.
Quy trình quản lý đầu tư công cho XĐGN ở huyện Pác Nặm về cơ bản thực hiện theo đúng hướng dẫn tại các văn bản hiện hành, đầy đủ theo quy trình các bước. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tại một số khâu, quy trình quá trình thực hiện chỉ là hình thức, thiếu công khai, minh bạch. Chẳng hạn như ở bước lập kế hoạch đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế hay đơn vị nhà thầu có khi họ lập kế hoạch thay cho UBND xã, UBND huyện để có được trong danh quyết định phê duyệt đầu tư. Đến khi có nguồn vốn, nhà thầu lại đi trước để chạy vốn cho công trình mà mình đã lập kế hoạch cho. Rồi ở khâu đấu thầu để lựa chọn nhà thầu theo luật đấu thầu, khâu này đa phần các công trình trên
địa bàn chỉ là hình thức cho đúng quy định, còn thực tế ra thì đơn vị nào trúng thầu mọi người đều đã biết trước.
Tóm lại, trong quy trình quản lý đầu tư công trên địa bàn huyện mặc dù làm đầy đủ các bước theo các văn ban hiện hành, xong đó chỉ là hình thức, trong quá trình thực hiện còn có nhiều bước chủ đầu tư đã bỏ qua hoặc ban quản lý dự án chỉ thực hiện qua loa… tất cả các điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các công trình, hiệu quả đầu tư công trên địa bàn. Thực trạng cụ thể của từng bước trong quy trình quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác Nặm, Bắc Kạn được phân tích chi tiết trong các nội dung tiếp sau.