Kinh nghiệm quản lý đầu tư công cho XĐGN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 36)

5. Cấu trúc của luâ ̣n văn

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công cho XĐGN ở Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Tuyên Quang

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, có tỷ lệ hộ nghèo khá cao so với các nơi khác trên cả nước. Trong số hộ nghèo của tỉnh, hộ dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, có những xã tỷ lệ hộ nghèo còn trên 35% năm 2010. Với mục tiêu là giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm là 7,1%. Năm 2015, số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 18.447 hộ, chiếm 6,65% dân số. Qua 5 năm thực hiện giảm nghèo, năm 2015 Tuyên Quang đã giảm số hộ nghèo xuống còn 6,65%.

Năm 2015 Tuyên Quang đã thực hiện tốt các giải pháp:

- Quy hoạch sử dụng đất đai, huy động tối đa diện tích đất đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm hướng dẫn người dân kỹ thuật canh tác, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh trên thị trường ví dụ cây cam, bò sữa...

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, kênh mương, điện, trường học, trạm y tế... và tăng cường trang thiết bị, công cụ, dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Thực hiện phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.

Kết quả sau một năm tích cực thực hiện các giải pháp đầu tư công cho XĐGN trên, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đã giảm thêm 5,72%, đây là một kết quả rất đáng khích lệ.

Với xuất phát điểm thấp, lại có tỷ lệ người đồng bào dân tộc thiểu số khá cao (chiếm trên 83% tổng dân số toàn huyện), từ lâu, Lạc Dương được xếp vào nhóm địa phương khó khăn của tỉnh. Tuy chỉ có 6 đơn vị hành chính cấp xã, nhưng Lạc Dương lại có đến 4 xã và 3 thôn nghèo thuộc diện đầu tư theo Chương trình 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình 30a, bộ mặt nông thôn trong huyện đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng lên, góp phần đẩy nhanh tiến độ xóa đói giảm nghèo tại địa phương theo hướng bền vững. Huyện ủy Lạc Dương đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội về giảm nghèo nhanh và bền vững đến năm 2015. Trên cơ sở đó, UBND huyện cũng đã ban hành các chương trình, kế hoạch cụ thể thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Huyện ủy và thành lập các tổ công tác hỗ trợ các xã và thôn nghèo khảo sát nhu cầu đầu tư của từng hộ và giao các ngành chuyên môn thẩm định. Theo đó, qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình 30a, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện đã giảm mạnh theo hướng bền vững. Nếu như, cuối năm 2012, toàn huyện có hơn 910 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 25,37% tổng số hộ dân, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 31,82% thì đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm xuống còn 254 hộ, chiếm 6,57%, đạt mức giảm bình quân hộ nghèo từ 4-5%/năm. Riêng các xã nghèo giảm bình quân từ 6-7%/năm. Thời gian qua, huyện Lạc Dương đã tập trung thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp, chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó chú trọng quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo tại 4 xã, 3 thôn nghèo thuộc diện đầu tư theo Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Từ năm 2012 đến 2015, bằng nguồn ngân sách tỉnh, Lạc Dương đã hỗ trợ trên 23,4 tỷ đồng cho các xã nghèo, thôn nghèo trong huyện thực hiện các nội dung như: chăm sóc quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ khai hoang, phục hóa, thâm canh, chuyển đổi cây trồng, phân lô quy hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ học nghề... Ngoài ra, huyện còn thực hiện đồng bộ một số chính sách, dự án giảm nghèo khác như: chính sách ưu đãi cho vay hộ nghèo, khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề; chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, nhà ở và đất sản xuất cho người nghèo, giao khoán quản lý bảo vệ rừng và xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo... với tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Những kinh nghiệm của các nước trên thế giới và một số tỉnh miền núi phía Bắc trong việc quản lý đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo, là những tư liệu tham khảo có giá trị. Tuy nhiên, việc vận dụng chúng như thế nào vào từng địa phương là tuỳ thuộc ở quan điểm, nhận thức, và cách giải quyết của từng quốc gia và từng địa phương. Có thể tóm tắt những bài học kinh nghiệm như sau:

- Đầu tư trọng điểm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện cho xoá đói giảm nghèo.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn, xác định đây là khu vực trọng điểm cần được ưu tiên.

- Đầu tư vào con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng: giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, điện, nước sạch... để tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người nghèo.

- Đầu tư tăng tài sản cho người nghèo bằng cách: Có chính sách để họ được sở hữu ruộng đất, cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi, trợ giá đầu vào.

- Đầu tư hỗ trợ nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng hàng hoá dịch vụ thông qua đầu tư hỗ trợ về kỹ thuật, cây, con giống, tiếp cận thị trường.

- Đổi mới cơ chế, chính sách phân bổ vốn đầu tư, tổ chức quản lý, thực hiện vốn đầu tư XDGN một cách công khai, minh bạch và hiệu quả.

- Thúc đẩy ý chí quyết tâm vươn lên làm giàu của từng người dân đặc biệt là ở các xã nghèo, vùng nghèo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn trong thời gian qua như thế nào?

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn?

- Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm tăng cường quản lý đầu tư công cho huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn?

2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu

Xuất phát từ thực trạng đói nghèo trong suốt từ khi chia tách thành lập huyện mới, 10/10 xã của huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn đến nay vẫn chưa có xã nào thoát nghèo. Ta sẽ đi tiếp cận từ nguyên nhân của vấn đề đói nghèo.

- Cách tiếp cận lịch sử xã hội: Điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử hình thành cho thấy huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn là một huyện vùng cao, đại bộ phận là người dân tộc thiếu số, lạc hậu, dân trí thấp, lối sống vẫn mang nặng phong tục tập quán cũ. Điều đó lý giải cho vấn đề nghèo đói có nguồn gốc lịch sử.

- Cách tiếp cận liên ngành: để phân tích và tìm hiểu về quản lý đầu tư công và xóa đói giảm nghèo ta sử dụng cách tiếp cận liên ngành từ: kinh tế học, xã hội học, nhân học.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập qua các ấn bản phẩm đã công bố như: sách, bài báo chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu, báo cáo của ngành và của UBND huyện Pác Nặm, UBND tỉnh Bắc Kạn.

Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác quản lý đầu tư công trong thời gian từ 2014 - 2016 bao gồm:

- Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016 của UBND tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, Sở LĐ TB&XH… tỉnh Bắc Kạn;

- Số liệu từ Cục thống kê;

- Các báo cáo tài chính của UBND huyện Pác Nặm năm 2014-2016; - Báo cáo tổng kết của các ban QLDA, Phòng thống kê, Phòng nông nghiệp, Phòng Tài chính- kế hoạch huyện Pác Năm năm 2014-2016.

2.3.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra thực tế đối với 2 nhóm đối tượng: Các cán bộ công chức làm công tác quản lý đầu tư công và người dân được hưởng lợi từ các chương trình XĐGN tại thị trấn và 9 xã tại huyện Pác Nặm từ năm 2014 đến năm 2016.

Mẫu nghiên cứu là cán bộ công chức làm công tác quản lý đầu tư công và người dân được hưởng lợi từ các chương trình XĐGN tại thị trấn và 9 xã tại huyện Pác Nặm

- Quy mô mẫu:

+ Đối với đối tượng điều tra là người dân được hưởng lợi từ các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm:

Chọn mẫu: Số hộ dân thuộc hộ nghèo tại huyện Pác Nặm tính đến tháng 12/2016 là 3.400 hộ. Vì vậy, tổng thể mẫu là 3400.

Áp dụng công thức tính quy mô mẫu là người dân được hưởng lợi từ các chương trình XĐGN như sau:

n = NZ 2 p (1- p) = 3400 (1.96) 2 (0.5) (1-0.5) = 345 Nd2 + Z2p (1- p) 3400 (0.052) + (1.96)2 (0.5) (1-0.5) Trong đó:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

N là tổng thể mẫu

Z là độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p là phần tổng thể mục tiêu được đánh giá, có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d là độ chính xác kỳ vọng, thường để ở mức 0.05

+ Đối với đối tượng điều tra là cán bộ viên chức làm công tác quản lý đầu tư công các chương trình XĐGN

Huyện Pác Nặm hiện nay hiện có 38 CBVC làm công tác quản lý đầu tư công các chương trình XĐGN các cấp. Trong đó bao gồm gồm 6 CBVC tại Ban quản lý dự án huyện Pác Nặm , 32 CBVC tại cán bộ huyện, xã và cán bộ tại các sở ban ngành khác như Lãnh đạo UBND huyện, xã và Lãnh đạo các phòng, ban, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Ban Dân tộc, Sở Lao động - TBXH, Hội nông dân. Tác giả tiến hành điều tra tổng thể các CBVC làm công tác quản lý đầu tư công các chương trình XĐGN tại huyện.

- Tiêu chí cho ̣n mẫu:

+ Mẫu được cho ̣n ngẫu nhiên từ số hộ nghèo trong danh sách thống kê hộ nghèo tại huyện Pác Nặm và toàn bộ 38 CBVC làm công tác quản lý đầu tư công các chương trình XĐGN tại huyện.

- Tổng số phiếu phát ra là 383 phiếu (trong đó 345 phiếu khảo sát đối tượng là người dân được hưởng lợi từ các chương trình XĐGN và 38 phiếu khảo sát đối tượng là cán bộ viên chức làm công tác quản lý đầu tư công các chương trình XĐGN), tống số phiếu thu về là 383 phiếu; phiếu không hợp lệ là 03. Như vậy, luận văn sử dụng 383 phiếu hợp lê ̣ dùng để phân tích kết quả công tác quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất không đồng ý, 2-

Không đồng ý, 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Đồng ý và 5- Rất đồng ý.

- Ý nghĩa của thang đo:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5

= 0.8

Ý nghĩa của giá trị trung bình: 1.00 - 1.80 Rất không đồng ý 1.81 - 2.60 Không đồng ý 2.61 - 3.40 Không ý kiến 3.41 - 4.20 Đồng ý

4.21 - 5.00 Rất đồng ý

- Quy trình thiết kế bảng hỏi

Bước 1: Bảng câu hỏi ban đầu được xây dựng dự trên sự tham khảo các câu hỏi liên quan tới yếu tố chất lượng dịch vụ SERVQUAL của (Parasuraman and et al, 1988) có sự điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt đọng quản lý đầu tư công cho CĐGN tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Bước 2: Bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và khảo sát thử trước khi gửi đi khảo sát chính thức.

- Nội dung điều tra: Luận văn tiến hành khảo sát ý kiến của người dân là đối tượng của các chương trình XĐGN tại huyện Pác Nặm về hiệu quả của chương trình, mức độ tham gia của người dân vào quá trình lập kế hoạch và quá trình thực hiện của các chương trình XĐGN. Ngoài ra, luận văn còn khảo sát ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý các cấp về năng lực, quy trình, mức độ tuân thủ theo quy định của việc quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

2.3.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.3.2.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể.

Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với việc hoàn thiện hoạt động đầu tư công cho đói giảm nghèo ở huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.

2.3.2.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là bảng giản đơn.

Biểu đồ thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Biểu đồ thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, biểu đồ có khả năng thu hút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 36)