Nâng cao quy trình thực hiện đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 115 - 117)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý đầu tư công cho XĐGN tại huyện Pác

4.2.3. Nâng cao quy trình thực hiện đầu tư công xây dựng cơ sở hạ tầng

* Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vào các thôn, các xã vùng cao nghèo nhất

Hiện tại việc đầu tư công xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, và các công trình hạ tầng khác chủ yếu tiếp cận ở những vùng thấp, dân cư đông chưa triển khai đầu tư nhiều ở các thôn bản vùng cao do điều kiện thi công rất khó khăn, chi phí cao mà hiệu quả sử dụng lại thấp. Do vậy ở những nơi khó khăn nhất, tỷ lệ nghèo cao nhất trên 50% thì vốn đầu tư công cho cơ sở hạ tầng lại ít nhất. Tính đến tháng 12 năm 2011 số thôn bản vùng cao có đường xe máy đi lại được bốn mùa chỉ đạt gần 20%.

Để đầu tư công nhanh chóng phát huy hiệu quả, tạo điều kiện cho dân nghèo trong sản xuất và sinh hoạt cần ưu tiên đầu tư xây dựng những công trình giao thông, thuỷ lợi có quy mô nhỏ, dễ thi công. Trong khi chờ đợi những con đường rộng 3m theo tiêu chuẩn giao thông miền núi ta mà hiện tại không thực hiện được ta chỉ cần làm những con đường bê tông rộng từ 1 - 2 m để giúp bà con đi lại trong sinh hoạt và sản xuất.

Ưu tiên đầu tư xây dựng những công trình thuỷ lợi tưới tiêu có quy mô nhỏ để giúp bà con khai hoang đất trống, đồi núi trọc, thực hiện các mô hình canh tác trồng rừng, lúa, ngô…đảm bảo an ninh lương thực.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www. lrc.tnu.edu.vn/

…cũng rất cần phải quan tâm đầu tư xây dựng. Có như vậy đầu tư công mới đến được với những người nghèo của những thôn vùng cao nghèo nhất.

* Cần xây dựng và phê duyệt danh mục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho cả giai đoạn

Cần rà soát và tổng hợp danh mục các công trình hạ tầng cần đầu tư trên địa bàn từng xã, huyện, tỉnh cho cả giai đoạn để có cơ sở lập kế hoạch thực hiện từng năm. Hiện tại, khi có kế hoạch vốn các xã, huyện mới lập danh mục các công trình đầu tư trình tỉnh phê duyệt sau đó mới tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản, đây cũng là một trong nhưng nguyên nhân làm chậm quá trình thực hiện đầu tư. Có sẵn danh mục đầu tư cho từng lĩnh vực và cho từng xã thì chủ đầu tư sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện đầu tư khi có kế hoạch vốn. Như vậy sẽ tạo điều kiện để việc thực hiện đầu tư trong thời gian ngắn nhất, mà thời gian thực hiện càng ngắn thì hiệu quả đầu tư càng cao.

* Cần lập báo cáo KTKT các công trình ngay từ khi lập dự toán năm và tiến hành phân bổ vốn đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo ngay từ đầu năm

Thường nguồn vốn đầu tư công cho xoá đói giảm nghèo được phân bổ vào quý 3, quý 4 hàng năm. Sự chậm trễ này khiến nguồn vốn đầu tư công hàng năm chỉ thực hiện bình quân đạt 70% so với kế hoạch vốn trong khi vốn đầu tư luôn thiếu nhiều so với nhu cầu. Do nguồn vốn đầu tư công không đổi cho cả giai đoạn, nên cần thiết phải lập báo cáo KTKT ngay từ quý 3 năm trước để khi có vốn công trình sẽ tiến hành khởi công được ngay. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng vốn chết, gây lãng phí cho ngân sách nhà nước. Nguồn vốn phải được phân bổ ngay từ đầu năm thì mới thực hiện được ngay trong năm kế hoạch. Vì các công trình ở vùng đặc biệt khó khăn, địa hình hiểm trở nên thời gian thi công ngắn nhất cũng là 3 - 4 tháng và thời gian lựa chọn nhà thầu và thương thảo hợp đồng nhanh nhất cũng mất từ 1 - 2 tháng. Kế hoạch vốn giao sớm sẽ tạo điều kiện triển khai và hoàn thành sớm các công trình phục vụ nhân dân các xã nghèo, nâng cao hiệu quả đồng vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đầu tư công cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 115 - 117)