Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Để nghiên cứu phát triển làng nghề thêu ren tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả xác định các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với phát triển làng nghề thêu ren theo phướng vền vững.
Để nghiên cứu phát triển sản xuất lúa tại huyện Hoa Lư, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả xác định các chỉ tiêu nghiên cứu sau:
- Chỉ tiêu về cơ cấu: là xác định tỷ trọng của từng tổng thể bộ phận so với tổng thể chung: Công thức tính:
di: Cơ cấu của loại tổng thể thứ i yi là mức độ của loại tổng thể thứ i ∑yi là mức độ tổng thể chung
- Chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:
+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Công thức tính:
∆i= yi- y1 (i=2,3,4...) Trong đó: yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
+ Tốc độ phát triển (ti ): Tốc độ phát triển được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó
Công thức tính:
+ Tốc độ phát triển bình quân ( ):
Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. Công thức tính như sau:
Trong đó: Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n
y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu
- Chỉ tiêu dự báo thống kê: Chỉ tiêu này dự báo các chỉ tiêu số lượng liên quan đến phát triển sản xuất lúa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Mô hình dự báo định lượng có dạng sau Yn m Y tn.m với 1 1 n n y t y
Trong đó: t: là tốc độ phát triển bình quân
n
Y : là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian
n m
Y : Là mức độ dự báo thời kỳ n+m m: Là tầm xa năm dự báo
- Năng suất lúa:
N Q
S
Trong đó : N: năng suất lúa Q: sản lượng lúa
S: diện tích lúa
GO = 1 n i i i p xq
GO: Tổng giá trị sản xuất
qi : Là số lượng sản phẩm thứ i pi: Giá trị của sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng cho quá trình sản xuất không tính khấu hao tài sản cố định. Chỉ tiêu này được tính như sau:
IC = 1 n i i i p xq
IC: Chi phí trung gian
qi : Số lượng NVL đầu tư vào cây thứ i pi: Giá trị đầu tư thứ i
- Giá trị gia tăng (VA): Là một bộ phận của giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian và được tính bằng công thức sau:
VA = GO – IC VA: Giá trị gia tăng GO: Tổng giá trị sản xuất IC: Chi phí trung gian
- Tổng chi phí sản xuất (TCV): Là toàn bộ các khoản chi phí bằng tiền của chi phí trung gian cộng thêm vào khoản chi phí khấu hao tài sản cố định và khoản thuế.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): đây chính là thu nhập thuần tuý của người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính như sau:
MI = GO - TCV MI: Thu nhập hỗn hợp GO: Tổng giá trị sản xuất TCV: Tổng chi phí sản xuất
Hay là phần thu nhập của TT nhận được sau khi lấy phần giá trị gia tăng (VA) trừ đi phần khấu hao tài sản cố định (A) và thuế (T).
Công thức tính: MI = VA-(A+T)
Giá trị sản phẩm hàng hoá: là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hoá của TT. Hơn nữa phản ánh trình độ chuyên môn hoá của TT, nếu chỉ tiêu càng cao thì mức độ chuyên môn hoá càng cao. Với công thức:
Tỉ suất sản phẩm hàng hoá = Giá trị sản phẩm hàng hoá Giá trị sản xuất
- Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất đai: + Giá trị sản xuất/diện tích.
+ Giá trị gia tăng/diện tích. + Thu nhập hỗn hợp/diện tích.
Các chỉ tiêu này nói lên việc các TT sử dụng đất có hiệu quả hay không? - Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn:
+ Giá trị sản xuất/chi phí trung gian. + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian. + Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất được tạo ra do một lao động trong một năm. Chỉ tiêu này cho thấy một lao động trong một năm sử dụng đồng vốn để tạo ra bao nhiêu thu nhập. Cách tính chỉ tiêu này như sau:
+ Giá trị sản xuất/lao động. + Giá trị gia tăng/lao động. + Thu nhập hỗn hợp/lao động.