4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
3.5.1 Phương hướng phát triển làngnghề thêu
3.5.1.1 Căn cứ đề ra phương hướng
Hoa Lư hiện nay đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa, trong khi đó các nghê tiểu thủ công nghiệp sẽ góp phần giải quyết được việc làm cho lao động lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho người nông dân góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị trấn. Do vậy, việc phát triển các làng nghề là một trong những hướng giải quyết tích cực trong quá trình đô thị hóa nông thôn.
Chủ trương của Đảng và nhà nước về công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện đại nông nghiệp nông thôn, đòi hỏi phát phải phát triển ngành nghề nói chung và nghề
tiểu thủ công nghiệp nói riêng là cấp bách, là nhiệm vụ kinh tế xã hội của toàn Đảng toàn dân. Căn cứ vào quyết định Số: 14/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Chủ trương của Đảng bộ và UBND huyện Hoa Lư cũng đã xác định rõ. Trong giai đoạn tiếp theo tập trung và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Kết hợp phát triển làng nghề gắn với du lịch là môt trong những giải pháp đang được hướng tới.
Từ những thuận lợi và khó khăn đã đặt ra trong việc phải phát triển làng nghề trên địa bàn là một trong những căn cứ quan trọng cho việc quy hoạch xây dựng và phát triển làng nghề.
3.5.1.2. Mục tiêu phát triển làng nghề thêu ren
Mục tiêu phát triển các làng nghề thêu ren trên địa huyện đến 2020 là:
- Đến năm 2020 xây dựng được thương hiệu sản phẩm làng nghề thêu ren truyền thống xã Hoa Lư, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường của sản phẩm thêu ren của các làng nghề với thương hiệu của mình.
- Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống địa phương: Các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã từ lâu đã trở thành một bộ phận gắn bó khăng khít với truyền thống văn hoá của địa phương. Bản sắc truyền thống văn hoá của địa phương thể hiện trên sản phẩm thông qua màu sắc, hoa văn, hình dáng, cách dùng,... góp phần nâng cao giá trị và tạo sự khác biệt của sản phẩm thêu ren của làng nghề so với những sản phẩm của địa phương khác, các sản phẩm công nghiệp và đó là lý do cơ bản để khách hàng lựa chọn và quyết định mua.
- Đến năm 2020 xây dựng được khu chứa rác thải, xử lý rác thải cho các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã.
- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 35 - 40 triệu đồng/năm vào năm 2020, 50 - 60 triệu đồng/năm vào năm 2030.
- Tiếp tục triển khai xây dựng 04 Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống với khách hàng trong và ngoài nước theo các tua du lịch tại các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thành phố Ninh Bình.
- Đào tạo nghề, truyền nghề thêu ren cho cả lao động mới và lao động có tay nghề cao khoảng 500 lao động/năm.
- Hoa Lư tiếp tục triển khai công tác quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp làng nghề. Hoa Lư phấn đấu trong giai đoạn 2015 - 2020 toàn đạt tiêu chí nông thôn mới.
3.4.1.3 Phương hướng phát triển làng nghề thêu ren
Để thúc đẩy mạnh phát triển các làng nghề, làng có nghề chúng ta cần có những định hướng chiến lược thật rõ ràng, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể. Để thực hiện được phương hướng phát triển làng nghề thì cần có phương hướng cụ thể sau:
Một là, xác định nhu cầu tạo lập nhãn hiệu sản phẩm thêu ren cho làng nghề, có vậy mới đem lại giá trị kinh tế cao và bảo tồn được sản phẩm của làng nghề trong cơ chế thị trường như hiện nay, sản phẩm bán được giá cao với sản phẩm cùng loại, từ đó tạo được việc làm và tăng thu nhập cho các hộ sản xuất trong làng nghề.
Hai là, phát triển nghề thêu ren theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu, tổ chức kết họp chặt chẽ các quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nghề.
Ba là, khôi phục và duy trì ở mức ổn định nhất sản xuất các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa nhưng nhất thiết phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, vào khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh, mở rộng thị phần của nghề.
Bốn là, phát triển làng nghề thêu ren dựa vào nội lực của địa phương, khai thác triệt để mọi tiềm năng sẵn có để ổn định và phát triển làng nghề.
Năm là, phát triển làng nghề trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế hộ gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.