Số lượng các loại sản phẩm thêu ren Văn Lâm qua các năm 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 57 - 60)

Bảng 3 .1 Số lượng và cơ cấu làngnghề thêu huyện Hoa Lư năm 2016-2018

Bảng 3.2 Số lượng các loại sản phẩm thêu ren Văn Lâm qua các năm 2016-2018

Loại sản phẩm ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng trưởng 17/16 18/17 BQ Hàng thêu nghìn SP 10.580 11.286 11.958 106,67 105,95 106,31 Hàng ren m 2.974 3.054 3.128 102,69 102,42 102,56

Theo bảng trên ta thấy quy mô về mặt số lượng của các sản phẩm thêu ren tại địa bàn làng nghề huyện Hoa Lư tăng trong 3 năm 2016-2018. Năm 2016 số lượng hàng thêu 10.590 nghìn sản phẩm thì năm 2018 đã tăng lên đến 11.958 nghìn sản phẩm. Giá trị sản xuất của mặt hàng thêu trên địa bàn huyện Hoa Lư tăng trong 3 năm gần đây, năm 2016 tổng giá trị là 70.661 triệu đồng, thì đến năm 2018 tổng giá trị sản xuất đã là 92.950 triệu đồng. Nhờ sự tăng trưởng trong sản xuất đã giải quyết một phần công ăn việc làm cho các hộ gia đình.

Sản phẩm thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư rất đa dạng và phong phú, cả về mẫu mã, chủng loại lẫn kích cỡ của các sản phẩm. Mỗi một sản phẩm thêu ren đều không giống nhau đó là sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo và khả năng tinh xảo của nghệ nhân, cho nên mỗi sản phẩm là cả một nghệ thuật thể hiện trong đó.

Sản phẩm nhóm I gồm: Câu đối, Liễn trướng, Hoàng phi

Sản phẩm nhóm II gồm: Tranh thêu các cỡ, cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn

Sản phẩm nhóm III gồm: ga trải giường, áo Kimono, khăn trải bàn, vỏ ga, vỏ gối, lót ly, lót tách.

3.2.2. Tình hình sử dụng lao động

Ở các làng nghề thêu ren truyền thống huyện Thường Tín lao động gồm cả lao động chuyên làm nghề thêu lẫn lao động làm nông nghiệp kiêm làm nghề thêu. Đặc thù lao động thêu ren là dựa vào kinh nghiệm đã được đúc kết lâu đời của các nghệ nhân truyền lại và đôi tay khéo léo của họ được rèn luyện qua năm tháng. Do vậy, số lao động nông nghiệp kiêm lao động trong các làng nghề đòi hỏi phải có sự học hỏi trau dồi thì mới có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất.

Bảng 3.3. Lao động ở làng nghề thêu ren truyền thống huyện Hoa Lư năm 2016 -2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Lao động chuyên 2890 38.19 3118 39.48 3560 41.39 Lao động kiêm 4678 6+1.81 4780 60.52 5041 58.61 Tổng 7568 100.00 7898 100.00 8601 100.00

Nguồn: Phòng công thương huyện Hoa Lư

Bảng 3.3 cho thấy trong giai đoạn 2016-2018 số lao động chuyên thêu ren trong các hình thức tổ chức sản xuất tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2016 tổng số lao động thêu ren là 7568 người thì đến năm 2017 tăng lên 7898. Tỷ lệ lao động chuyên thêu ren trên địa bàn Hoa Lư tăng theo các năm nhưng tỷ lệ so với lao động kiêm vẫn còn nhỏ hơn nhiều. Trung bình thì lao động chuyên thêu ren chỉ chiếm khoảng 38% – 41% trong tổng số lao động của làng nghề thêu ren. Lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng triệt để lao động nhàn rỗi ở nông thôn, phân công theo hướng chuyên môn hóa từng khâu, từng đoạn của quá trình sản xuất. Ngoài lao động thường xuyên ở các làng nghề còn có lực lượng lao động thời vụ từ các lao động nông nghiệp – kiêm lao động thời vụ khá dồi dào. So với số lao động chuyên thêu ren thì lực lượng lao động này lớn hơn về số lượng. Tuy nhiên, số lao động này khi tham gia lao động theo thời vụ thường làm các công việc phụ cho các lao động chính, một số ít có thể tham gia các công việc chính như thêu, ren nhưng chỉ tham gia làm những sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi sự tinh xảo.

3.2.3. Tăng thu nhập của người lao động

Mức thu nhập của người lao động trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư có khác nhau, tuỳ thuộc vào các yếu tố như: trình độ tay nghề của người thợ, sự sáng tạo nghệ thuật được đúc kết trong từng loại sản phẩm thêu ren truyền thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)