Đánh giá về mức độ ô nhiễm của môi trường làngnghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 99)

Bảng 3 .6 Chi phí sản xuất một số mặt hàng thêu ren chính của làngnghề

Bảng 3.15 Đánh giá về mức độ ô nhiễm của môi trường làngnghề

Môi trường làng nghề

Hộ sản xuất Doanh nghiệp Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Rất ô nhiễm 7 8.75 2 10.00 Ô nhiễm 18 22.50 3 15.00 Bình thường 45 56.25 10 50.00 Không ô nhiễm 10 12.50 5 25.00 Tổng mẫu 80 100.00 20 100.00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Qua sự điều tra cho thấy vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề thêu ren đều được các hộ dân nhận thấy là vấn đề chưa nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên để các làng nghề thêu ren phát triển bền vững thì các cơ quan quản lý nhà nước cùng với người sản xuất, người dân địa phương cần có ý thức bảo vệ môi trường từ bây giờ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh mà không chăm lo đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, kết quả là ở một số nơi quy mô sản xuất đã vượt quá mức chịu đựng của môi trường. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề lại thường có mặt bằng sản xuất chật hẹp, nhà ở thường ở lẫn với xưởng sản xuất và nơi chứa nguyên liệu, sản phẩm. Các khu vực sản xuất lại thiếu phương tiện đảm bảo môi trường lao động từ đèn chiếu sáng đến quạt thông gió, hút hơi độc. Do đó vấn đề sức khỏe của người lao động trực tiếp và người dân sống trong làng bị ảnh hưởng xấu.

3.4.7 Yếu tố truyền thống

Yếu tố truyền thống có vai trò ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của các làng nghề. Đây là nhân tố quan trọng không chỉ chi phối các hoạt động sản xuất mà chi phối cả tiêu dùng và đời sống của cư dân nông thôn. Sự bình ổn của làng nghề là điều kiện tạo ra truyền thống và truyền thống lại góp phần giúp cho làng nghề ổn định hơn, phát triển truyền thống cao hơn. Yếu tố truyền thống có những tác động trái ngược nhau tới sự phát triển của các làng nghề.

Trong các làng nghề truyền thống, bao giờ cũng có các thợ cả, nghệ nhân có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề, là những hạt nhân đề duy trì, phát triển của làng nghề. Họ là cơ sở cho sự tồn tại bền vũng của làng nghề trước mọi thăng trầm và đảm bảo duy trì những nét độc đáo truyền thống của các làng nghề. Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét văn hóa của từng làng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm làng nghề có tính độc đào và có giá trị cao. Yếu tố truyền thống àng nghề có ảnh hưởng tới làng nghề trên một số mặt sau:

Tạo nên bản sắc, nét độc đáo trong sản phẩm của địa phương, giảm chi phí đào tạo, phát triển nghề vững chắc hơn.

Lưu truyền và bảo vệ bí quyết nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến làng nghề. Việc giữ gìn bí quyết nghề nghiệp có ưu điểm là bảo vệ sự độc đáo của sản phẩm trong cạnh tranh. Song nó cũng có những nhược điểm là không thể nhanh chóng phát triển sản xuất với khối lượng sản phẩm lớn, khó có điều kiện phát triển theo hướng phân công lao động đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và có khả năng thất truyền nghề.

Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng của nghề thêu ren, Tuy nhiên trong quá trình bảo tồn và phát triển, yếu tố truyền thống cũng phải được duy trì một cách có chọn lọc nhằm phát huy những mặt tích cực của nó cho phù hợp với những thay đổi của xã hội.

3.5. Định hướng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển nghề thêu ren truyền thống

3.5.1 Phương hướng phát triển làng nghề thêu

3.5.1.1 Căn cứ đề ra phương hướng

Hoa Lư hiện nay đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa, trong khi đó các nghê tiểu thủ công nghiệp sẽ góp phần giải quyết được việc làm cho lao động lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho người nông dân góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị trấn. Do vậy, việc phát triển các làng nghề là một trong những hướng giải quyết tích cực trong quá trình đô thị hóa nông thôn.

Chủ trương của Đảng và nhà nước về công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện đại nông nghiệp nông thôn, đòi hỏi phát phải phát triển ngành nghề nói chung và nghề

tiểu thủ công nghiệp nói riêng là cấp bách, là nhiệm vụ kinh tế xã hội của toàn Đảng toàn dân. Căn cứ vào quyết định Số: 14/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Chủ trương của Đảng bộ và UBND huyện Hoa Lư cũng đã xác định rõ. Trong giai đoạn tiếp theo tập trung và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Kết hợp phát triển làng nghề gắn với du lịch là môt trong những giải pháp đang được hướng tới.

Từ những thuận lợi và khó khăn đã đặt ra trong việc phải phát triển làng nghề trên địa bàn là một trong những căn cứ quan trọng cho việc quy hoạch xây dựng và phát triển làng nghề.

3.5.1.2. Mục tiêu phát triển làng nghề thêu ren

Mục tiêu phát triển các làng nghề thêu ren trên địa huyện đến 2020 là:

- Đến năm 2020 xây dựng được thương hiệu sản phẩm làng nghề thêu ren truyền thống xã Hoa Lư, tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường của sản phẩm thêu ren của các làng nghề với thương hiệu của mình.

- Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống địa phương: Các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã từ lâu đã trở thành một bộ phận gắn bó khăng khít với truyền thống văn hoá của địa phương. Bản sắc truyền thống văn hoá của địa phương thể hiện trên sản phẩm thông qua màu sắc, hoa văn, hình dáng, cách dùng,... góp phần nâng cao giá trị và tạo sự khác biệt của sản phẩm thêu ren của làng nghề so với những sản phẩm của địa phương khác, các sản phẩm công nghiệp và đó là lý do cơ bản để khách hàng lựa chọn và quyết định mua.

- Đến năm 2020 xây dựng được khu chứa rác thải, xử lý rác thải cho các làng nghề thêu ren trên địa bàn xã.

- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người từ ngành nghề đạt 35 - 40 triệu đồng/năm vào năm 2020, 50 - 60 triệu đồng/năm vào năm 2030.

- Tiếp tục triển khai xây dựng 04 Trung tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống với khách hàng trong và ngoài nước theo các tua du lịch tại các huyện: Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thành phố Ninh Bình.

- Đào tạo nghề, truyền nghề thêu ren cho cả lao động mới và lao động có tay nghề cao khoảng 500 lao động/năm.

- Hoa Lư tiếp tục triển khai công tác quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp làng nghề. Hoa Lư phấn đấu trong giai đoạn 2015 - 2020 toàn đạt tiêu chí nông thôn mới.

3.4.1.3 Phương hướng phát triển làng nghề thêu ren

Để thúc đẩy mạnh phát triển các làng nghề, làng có nghề chúng ta cần có những định hướng chiến lược thật rõ ràng, phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể. Để thực hiện được phương hướng phát triển làng nghề thì cần có phương hướng cụ thể sau:

Một là, xác định nhu cầu tạo lập nhãn hiệu sản phẩm thêu ren cho làng nghề, có vậy mới đem lại giá trị kinh tế cao và bảo tồn được sản phẩm của làng nghề trong cơ chế thị trường như hiện nay, sản phẩm bán được giá cao với sản phẩm cùng loại, từ đó tạo được việc làm và tăng thu nhập cho các hộ sản xuất trong làng nghề.

Hai là, phát triển nghề thêu ren theo hướng đa dạng hóa hình thức sở hữu, tổ chức kết họp chặt chẽ các quá trình tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nghề.

Ba là, khôi phục và duy trì ở mức ổn định nhất sản xuất các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa nhưng nhất thiết phải căn cứ vào nhu cầu thị trường, vào khả năng thâm nhập, chiếm lĩnh, mở rộng thị phần của nghề.

Bốn là, phát triển làng nghề thêu ren dựa vào nội lực của địa phương, khai thác triệt để mọi tiềm năng sẵn có để ổn định và phát triển làng nghề.

Năm là, phát triển làng nghề trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế hộ gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

3.5.2. Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren

3.5.2.1 Khuôn khổ pháp luật, chính sách của nhà nước và địa phương

Cơ sở đề xuất giải pháp: Theo nội dung nghiên cứu các vấn đề quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư thấy rằng huyện Hoa Lư đã thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước và đạt được một số kết quả nhất định như Xây dựng các kế hoạch phát triển làng nghề ngắn hạn 5 năm, hỗ trợ kinh phí để quy hoach các điểm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng

làng nghề, tổ chức các hội chợ, hội thi sáng tạo mẫu mã nghề thêu, các lớp tập huấn học nghề và truyền nghề thêu...Tuy nhiên trong giai đoạn hội nhập này vẫn cần sự chỉ đạo sát sao hơn của Đảng và nhà nước để phát triển làng nghề nói riêng và đất nước nói chung.

Đề xuất giải pháp

Một là, chính sách tạo vốn và khuyến khích đầu tư: Nhà nước tạo điều kiện trong việc huy động vốn an toàn và có hiệu quả cho sản xuất kinh doanh ở các làng nghề truyền thống.

Đa dạng hoá các hình thức cho vay vốn, lãi suất ưu đãi, thay đổi định mức cho vay và thời gian cho vay. Tăng cường kiểm soát các nguồn vốn vay để hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả.

Tiếp tục đổi mới hệ thống tài chính, tín dụng ngân hàng. Mở rộng hình thức cho vay tín chấp, cho vay có bảo lãnh đối với hộ dân quá nghèo, có chính sách hỗ trợ vốn để họ có điều kiện sản xuất kinh doanh. Cải tiến các thủ tục cho vay thật đơn giản, mặt khác vẫn phải bảo đảm an toàn vốn vay.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong làng nghề truyền thống, nhất là ngành nghề thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm tại chỗ như thêu ren đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các làng nghề truyền thống cần kịp thời nắm bắt những thông tin về thị trường, tiếp xúc với đối tác nước ngoài để tìm cơ hội trong liên doanh, liên kết.

Hai là, chính sách thuế: Nhà nước cần bổ sung, hoàn chỉnh một số vấn đề về chính sách thuế theo hướng sau:

+ Thực hiện chính sách miễm thuế đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hộ gia đình sản xuất kinh doanh lần đầu và những sản phẩm mới đưa vào sản xuất.

+ Trước mắt cần ưu tiên miễn giảm thuế đối với những làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không vi phạm điều luật của WTO, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ hoặc các cơ sở sản xuất có vệ tinh ở nông thôn.

Ba là, tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với các làng nghề truyền thống.

Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật và tạo môi trường kinh doanh cho các làng nghề. Từ đó tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh ở

các làng nghề, đặc biệt chú ý đến chính sách trợ giúp cho làng nghề có sản phẩm mang đậm nét văn hoá, nhưng đang gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.

Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, khẩn trương hình thành, phát triển các tổ chức tư vấn nhằm hỗ trợ, giúp đỡ làng nghề trong quá trình sản xuất kinh doanh. Sự giúp đỡ của các tổ chức tư vấn nên tập trung vào những lĩnh vực xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo và du lịch,...

Tăng cường công tác quản lý đối với làng nghề trong cơ chế thị trường, cần chỉ đạo các cấp, nhất là cấp lãnh đạo địa phương theo dõi và nắm chắc những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, nhằm giúp cho cơ quan cấp trên có được số liệu chính xác, đưa ra quyết định đúng đắn mang tính khả thi cao.

Mở các lớp đào tạo học nghề và truyền nghề tại địa phương, các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tay nghề, các lớp tập huấn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các lớp về thương hiệu bản quyền sản phẩm để các hộ sản xuất có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Tạo điều kiện và khuyến khích hoạt động của các hội nghề nghiệp. Thông qua các tổ chức này mà các cơ sở sản xuất, cá nhân người thợ được cung cấp những thông tin về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, cũng như giá cả thị trường, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho nhiều người.

3.5.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm

Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong nội dung nghiên cứu về thị trường cạnh tranh ta thấy các sản phẩm thêu tren trên địa bàn Hoa Lư khá phong phú. Tuy nhiên trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vô cùng cạnh tranh, giá cả mẫu mã sản phẩm trên thị trường vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm của thị trường Trung Quốc, mẫu mã phong phú mà giá thì siêu hấp dẫn. Đòi hỏi các làng nghề thêu ren tại Hoa Lư nói riêng và các làng nghề truyền thống nói chung phải không ngừng đổi mới, cập nhập mẫu mã, kiểu dáng để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của thị trường khác.

Đề xuất giải pháp

Về mẫu mã: Chủ động đa dạng hóa và luôn đổi mới mẫu mã sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng tùy thị hiếu của người tiêu dùng ở từng khu vực thị trường, nhất là người tiêu dùng nước ngoài.

Thường xuyên cập nhật cải thiện mẫu mã sản phẩm sao cho sản phẩm luôn mới, hấp dẫn, tạo ấn tượng trong mắt người tiêu dùng.

Về chất lượng: Các làng nghề cần nâng cao chất lượng theo hướng tăng độ bền, tuổi thọ, độ tinh xảo bằng cách không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của người lao động kết hợp với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào một số công đoạn của quá trình sản xuất.

3.4.3.3. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh

Cơ sở đề xuất giải pháp: Trong quá trình nghiên cứu về các hình thức tổ chức sản xuất cho thấy trong giai đoạn 2013 – 2015 đã có sự thay đổi về cơ cấu các loại hình sản xuất kinh doanh của hộ nhưng sự thay đổi đó chưa đáng kể, loại hình sản xuất hộ gia đình vẫn chiếm số lượng đa số, mà loại hình này thực tế làm ăn manh mún không đáp ứng được những đơn hàng lớn của khách, tỷ lệ áp dụng khoa học công nghệ thấp, hiệu quả sản xuất thấp so với các loại hình khác. Do đó cần phải đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất để phát huy hết tiềm năng của làng nghề.

Đề xuất giải pháp

Thứ nhất, đối với hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh hộ gia đình. Cần thực hiện phân loại các hộ theo quy mô sản xuất để nắm được năng lực về vốn, công nghệ, lao động, quản lý... Trên cơ sở đó có cơ chế tác động và hỗ trợ phù hợp. Đẩy mạnh các hình thức liên kết, hợp tác giữa các hộ và các tổ chức kinh doanh khác nhằm giúp đỡ nhau về vốn, công nghệ, đào tạo nghề, kinh nghiệm sản xuất và đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai, đối với hình thức tổ hợp tác: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự cần thiết phải tham gia tổ hợp tác, để các hộ gia đình thấy được ưu thế của kinh tế tổ hợp tác trong nền kinh tế thị trường, từ đó các hộ tự nguyện liên kết với nhau hình thành nên các tổ hợp tác xã. Lựa chọn các khâu, các công đoạn thiết yếu của quá

trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi có sự hợp tác thì mới có hiệu quả để định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 81 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)