4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
3.4.5 Cơ sở hạ tầng
Để phát triền bền vững, các làng nghề thêu ren Hoa Lư cần có quy mô sản xuất rộng hơn. Bởi vậy nếu được quy hoạch thành cụm công nghiệp làng nghề và khu du lịch làng nghề thì các làng nghề sẽ có cơ hội được đầu tư nhiều hơn cả về vốn cũng như công nghệ mới, đồng thời khách hàng trong nước và đặc biệt là khách hàng nước ngoài sẽ biết đến các sản phẩm thêu ren trên địa bàn Hoa Lư như thêu ren Văn Lâm (nơi có ông tổ của nghề thêu) từ đó mà mở rộng thị trường rộng khắp thế giới.
Hiện nay ở Hoa Lư một số tuyến đường giao thông, đường trong làng nghề nhỏ, hẹp chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Tại một số làng nghề đường giao thông xuống cấp, có chỗ đang thi công nhưng tiến độ chậm, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Nguồn điện chưa đáp ứng nhu cầu ảnh hưởng đến sản xuất, tiến độ giao hàng. Công trình cấp thoát nước chưa có hoặc có hệ thống cấp thoát nước nhưng đã xuống cấp. Do đó cần Hoa Lư phải có quy hoạch, xây dựng hệ
thống đường giao thông đảm bảo thuận tiện nối làng nghề với đường quốc lộ, cần xây dựng biển quảng cáo, biển hướng dẫn lối vào làng nghề ở các quốc lộ chính để khách du lịch biết và có cơ hội đến với làng nghề.
Bảng 3.14. Đánh giá về cơ sở hạ tầng tại làng nghề Cơ sở hạ tầng
Hộ sản xuất Doanh nghiệp Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%)
Đáp ứng được nhu cầu 35 43.75 14 70.00
Bình thường 27 33.75 5 25.00
Chưa đáp ứng được nhu cầu 18 22.50 1 5.00
Tổng mẫu 80 100.00 20 100.00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Điều tra về cơ sở hạ tầng làng nghề cho thấy, vẫn có một số hộ và doanh nghiệp cho rằng hiện nay cơ sở hạ tầng còn chưa đáp ứng được nhu cầu trong việc phát triển làng nghề. Các xe hàng chở nguyên vật liệu, sản phẩm còn gặp khó khăn trong việc quay đầu xe hay vào các cơ sở để vận chuyển.
3.4.6 Môi trường làng nghề
Hoa Lư là một trong những huyện rất đa dạng làng nghề như thêu, làng nghề đá Ninh Vân... Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang là một vấn đề vô cùng bất cập, làng nghề thêu ren đang góp một phần nhỏ trong những vấn đề chung của ô nhiễm làng nghề Hoa Lư, đây là một nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của các làng nghề. Theo tìm hiểu thì ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn từ nghề thêu ren là rất ít, do sản xuất thêu ren sử dụng rất ít nhiên liệu, ô nhiễm chính ở các làng nghề thêu ren là ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do khâu tẩy, giặt sản phẩm. Nguồn nước thải này được hòa lẫn vào nguồn nước thải sinh hoạt và thải ra theo hệ thống mương chung. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh mà không chăm lo đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, kết quả là ở một số nơi quy mô sản xuất đã vượt quá mức chịu đựng của môi trường.
Bảng 3.15. Đánh giá về mức độ ô nhiễm của môi trường làng nghề Môi trường làng nghề
Hộ sản xuất Doanh nghiệp Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%) Rất ô nhiễm 7 8.75 2 10.00 Ô nhiễm 18 22.50 3 15.00 Bình thường 45 56.25 10 50.00 Không ô nhiễm 10 12.50 5 25.00 Tổng mẫu 80 100.00 20 100.00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Qua sự điều tra cho thấy vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề thêu ren đều được các hộ dân nhận thấy là vấn đề chưa nghiêm trọng lắm. Tuy nhiên để các làng nghề thêu ren phát triển bền vững thì các cơ quan quản lý nhà nước cùng với người sản xuất, người dân địa phương cần có ý thức bảo vệ môi trường từ bây giờ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh mà không chăm lo đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, kết quả là ở một số nơi quy mô sản xuất đã vượt quá mức chịu đựng của môi trường. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề lại thường có mặt bằng sản xuất chật hẹp, nhà ở thường ở lẫn với xưởng sản xuất và nơi chứa nguyên liệu, sản phẩm. Các khu vực sản xuất lại thiếu phương tiện đảm bảo môi trường lao động từ đèn chiếu sáng đến quạt thông gió, hút hơi độc. Do đó vấn đề sức khỏe của người lao động trực tiếp và người dân sống trong làng bị ảnh hưởng xấu.
3.4.7 Yếu tố truyền thống
Yếu tố truyền thống có vai trò ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của các làng nghề. Đây là nhân tố quan trọng không chỉ chi phối các hoạt động sản xuất mà chi phối cả tiêu dùng và đời sống của cư dân nông thôn. Sự bình ổn của làng nghề là điều kiện tạo ra truyền thống và truyền thống lại góp phần giúp cho làng nghề ổn định hơn, phát triển truyền thống cao hơn. Yếu tố truyền thống có những tác động trái ngược nhau tới sự phát triển của các làng nghề.
Trong các làng nghề truyền thống, bao giờ cũng có các thợ cả, nghệ nhân có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết với nghề, là những hạt nhân đề duy trì, phát triển của làng nghề. Họ là cơ sở cho sự tồn tại bền vũng của làng nghề trước mọi thăng trầm và đảm bảo duy trì những nét độc đáo truyền thống của các làng nghề. Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét văn hóa của từng làng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm làng nghề có tính độc đào và có giá trị cao. Yếu tố truyền thống àng nghề có ảnh hưởng tới làng nghề trên một số mặt sau:
Tạo nên bản sắc, nét độc đáo trong sản phẩm của địa phương, giảm chi phí đào tạo, phát triển nghề vững chắc hơn.
Lưu truyền và bảo vệ bí quyết nghề nghiệp cũng có ảnh hưởng đến làng nghề. Việc giữ gìn bí quyết nghề nghiệp có ưu điểm là bảo vệ sự độc đáo của sản phẩm trong cạnh tranh. Song nó cũng có những nhược điểm là không thể nhanh chóng phát triển sản xuất với khối lượng sản phẩm lớn, khó có điều kiện phát triển theo hướng phân công lao động đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và có khả năng thất truyền nghề.
Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng của nghề thêu ren, Tuy nhiên trong quá trình bảo tồn và phát triển, yếu tố truyền thống cũng phải được duy trì một cách có chọn lọc nhằm phát huy những mặt tích cực của nó cho phù hợp với những thay đổi của xã hội.