Thu nhập bình quân từ nghề thêu ren của lao động từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 60 - 61)

Bảng 3 .1 Số lượng và cơ cấu làngnghề thêu huyện Hoa Lư năm 2016-2018

Bảng 3.4 Thu nhập bình quân từ nghề thêu ren của lao động từ

năm 2016-2018 ĐVT: nghìn đồng/tháng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQC

Thu nhập của LĐ chuyên 3.214 3.545 3.876 110,3 109,3 109,8 Thu nhập của LĐ kiêm 1.789 1.902 2.020 106,3 106,2 106,3 Thu nhập bình Quân 2.502 2.724 2.948 108,9 108,2 108,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Thu nhập bình quân của các hộ trong làng nghề thêu trong huyện Hoa Lư phụ thuộc vào là lao động kiêm hay chuyên. Đối với lao động kiêm thu nhập từ 3,2 – 4,2 triệu đồng/tháng, đối với lao động kiêm thu nhập từ 1,7 – 2,0 triệu đồng từ năm 2016 đến năm 2018. Ở các tháng khác nhau thì thu nhập cũng khác nhau, những tháng giáp tết nhu cầu tăng cao nên lương của người lao động cũng tăng lên. Chứng tỏ các hình thức khuyến khích phát triển làng nghề đã thu hút được phần lớn người dân trong vùng làm cho làng nghề được duy trì và phát triển. Thu nhập của người dân trong làng nghề tăng lên đáng kể khiến đời sống của các hộ gia đình được nâng cao và góp phần xóa đói giảm nghèo, trong toàn xã không còn hộ đói, nghèo, người dân thoát nghèo và đi lên làm giàu từ chính nghề truyền thống của làng, điều này cần được khuyến khích duy trì và phát triển và nhân rộng ra các địa phương quanh vùng.

3.2.4. Trang thiết bị sử dụng trong sản xuất

Trước đây, công nghệ cổ truyền dựa trên kỹ thuật sản xuất thủ công tinh xảo và dụng cụ lao động thủ công khá thô sơ do người thợ tự chế ra. Hiện nay nền kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới công nghệ kỹ thuật thay thế bằng máy thêu tự động. Tuy vậy, máy thêu tự động chỉ thêu những sản phẩm đơn giản ít cần sự tinh xảo. Bảng trên cho thấy số lượng thiết bị, máy móc đầu tư cho sản xuất chủ yếu được Doanh nghiệp đầu tư.

Doanh nghiệp đầu tư 6 máy thêu tự dộng, 8 máy giặt công nghiệp, 6 ô tô vận tải, 2 xe cải tiến. Các thiết bị khác như bàn là, máy chấm biểu, máy vắt số... cũng nhiều hơn so với HTX và hộ SX. Đối với hộ sản xuất chưa có đầu tư về mấy móc công nghệ, phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)