Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 63 - 65)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.3.1. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là giai đoạn chuyển hóa từ hàng sang tiền. Thông qua quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa người sản xuất thu hồi được vốn, kết thúc một vòng luân chuyển của tiền và từ đó có điều kiện để đầu tư cho tái sản xuất.

Bảng 3.8. Tình hình tiêu thụ sản phẩm ở làng nghề thêu ren Huyện Hoa Lư năm 2016 -2018 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQC 1. Tổng số sản phẩm - Hàng thêu 1000 sp 10760 11376 11978 105,72 105,29 105,51 - Hàng ren 1000 m 2975 3076 3178 103,39 103,32 103,36 2. Số lượng tiêu thụ - Hàng thêu 1000 sp 8995 9579 10055 106,49 104,97 105,73 - Hàng ren 1000 m 2653 2733 2754 103,02 100,77 101,89 3. Số lượng hàng tồn - Hàng thêu 1000 sp 1765 1797 1923 101,81 107,01 104,38 - Hàng ren 1000 m 322 343 424 106,52 123,62 114,75

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Bảng 3.8 cho thấy số lượng các sản phẩm hàng thêu và hàng ren tăng về số lượng qua các năm và số sản phẩm bộ hàng thêu tiêu thụ được trung bình năm đạt trên 80%. Nếu như năm 2016 số lượng hàng thêu sản xuất ra là 10.760 nghìn SP, số lượng tiêu thụ được là 8.995 nghìn SP (chiếm tỷ lệ 83,59% trong tổng số các sản phẩm được sản xuất ra), thì đến năm 2016 tăng lên 11.376 nghìn SP, số lượng tiêu thụ được là 9579 nghìn SP (chiếm tỷ lệ 84,20% trong tổng số sản phẩm sản xuất ra). Bên cạnh đó, số lượng hàng ren cũng tăng năm 2016 là 2.975 nghìn m vào năm 2018 là 3178 nghìn m, trong đó số lượng m2 tiêu thụ được ngày càng có xu hướng tăng lên. Với số lượng sản phẩm ngày một tăng theo các năm như hiện nay và được tiêu thụ khắp các thị trường, đã đáp ứng tối đa nhu cầu cần thiết hàng ngày của thị trường và người tiêu dùng.

Các sản phẩm hàng ren tồn đọng ít hơn các sản phẩm hàng thêu,sản phẩm tồn đọng chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp, HTX và các hộ sản xuất lớn, còn các hộ sản xuất nhỏ đều làm theo đơn đặt hàng nên số lượng làm ra gần như tiêu thụ hoàn toàn,

và tiêu thụ ưu tiên trước, gối đầu vào năm sau. Những sản phẩm nào không tiêu thụ được hoặc lỗi mốt thì được bán hạ giá để thu tiền vốn. Do vậy, số lượng sản phẩm tồn đọng chủ yếu là các sản phẩm của năm hiện tại.

Sở dĩ số lượng các sản phẩm làng nghề tồn đọng qua 3 năm có xu hướng tăng là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nhưng, nhìn chung do nguyên nhân chủ quan từ phía các làng nghề, các làng nghề chưa xây dựng được chiến lược về thị trường nhất là thị trường nước ngoài, chưa xây dựng được thương hiệu, sản phẩm sản xuất ra có chất lượng chưa cao, tính cạnh tranh thấp. Khả năng, trình độ quản lý của chủ cơ sở còn hạn chế. Tay nghề của người thợ thủ công và nghệ nhân hoàn toàn có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã hợp thị hiếu nhưng người thợ chưa có sự tiếp cận và thiếu thông tin về thị trường, nhất là thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)