4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
3.1.1 Tình hình làngnghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư
Làng nghề thêu ren Văn Lâm nằm trên một địa bàn có rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có giá trị như: Hang động Tam Cốc, chùa Bích Động, làng Việt cổ Cố Viên Lầu, vườn Chim Thung Nham, khu du lịch Thạch Bích - Thung Nắng… Các tài nguyên du lịch khác nhau quần tụ thành một khu vực sẽ tạo điều kiện cho việc quy hoạch phát triển du lịch làng nghề tại Văn Lâm.
Hệ thống các cửa hàng bán các sản phẩm thêu ren và đồ lưu niệm cho du khách khá phát triển. Có khoảng trên 20 cửa hàng nằm dọc hai bên đường đoạn từ Ban Quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đến bến thuyền Tam Cốc, ngoài ra còn có một số cửa hàng nhỏ và các quầy hàng di động của nhân dân nằm rải rác trong làng, trong chợ và trên các thuyền nhỏ của dân làng bán cho du khách. Các mặt hàng chủ yếu được bày bán là các sản phẩm của làng nghề bao gồm các mặt hàng thêu, ren, thêu pha rua và một số đồ lưu niệm bằng đá, gỗ, sơn mài… Sản phẩm thêu ren bán cho du khách làm quà lưu niệm bao gồm: Tranh thêu, vỏ gối, chăn, khăn trải bàn, khay lót dụng cụ ăn uống, ví, túi… Bên cạnh đó, người ta còn thêu lên các đồ dùng như áo dài, áo lụa, khăn, mũ vải… để làm hàng lưu niệm.
Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở xã Ninh Hải luôn đạt từ 13- 15%, trong đó tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ chiếm 80 -85%, còn lại là thu nhập từ nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sang du lịch, dịch vụ đã khiến nghề thêu truyền thống dần trở nên bị thu hẹp. Để duy trì và phát triển nghề truyền thống hàng năm đã có chiến lược lâu dài là khôi phục nghề thêu đi đôi với phát triển du lịch, đây được coi là hai mũi nhọn của kinh tế địa phương. Văn Lâm là một làng nghề mang đậm bản sắc địa phương, sản phẩm làm ra có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều nền văn hoá, vì vậy ngoài giá trị văn hoá tinh thần thì Văn Lâm là làng nghề có tiềm năng kinh tế rất lớn.