Đánh giá về các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 74 - 76)

Bảng 3 .6 Chi phí sản xuất một số mặt hàng thêu ren chính của làngnghề

Bảng 3.12 Đánh giá về các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước

Chỉ tiêu Hộ sản xuất Doanh nghiệp

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)

Rất cần thiết 55 68.75 18 90.00

Cần thiết 23 28.75 2 10.00

Bình thường 2 2.50 0 -

Tổng mẫu 80 100.00 20 100.00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Theo số liệu điều tra cho thấy, trong 80 hộ sản xuất và kinh doanh nghề thêu ren tại địa bàn, chỉ có 2 hộ cho rằng các chính sách của nhà nước không phát huy nhiều tác dụng do có một vài hộ không tiếp cận được với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước hoặc gặp khó khăn. Tuy nhiên đa số các hộ, có 68,75 cho rằng chính sách của Nhà nước là rất cần thiết và 28,75% cho rằng là cần thiết. Số liệu cũng chỉ ra rằng trong 20 doanh nghiệp điều tra thì 100% các doanh nghiệp đều cho rằng chính sách của Nhà nước rất cần thiết và quan trọng và đã phát huy tác dụng rõ rệt và tích cực trong thời gian qua.

3.4.2 Chất lượng lao động

Nguồn lao động tham gia vào quá trình sản xuất các ngành nghề bao gồm lao động gia đình và lao động đi thuê ngoài, với quy mô lớn lao động đi thuê ngoài là chủ yếu, ngược lại với cơ sở sản xuất nhỏ thì lại chủ yếu là lao động gia đình. Xem xét về nhân khẩu và lao động của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề, chúng tôi thấy một số đặc điểm cơ bản sau: Số nhân khẩu bình quân một hộ vào khoảng trung bình 4-5 người/hộ. Đối với lao động gia đình họ vừa là người quán xuyến mọi việc trong nhà và đồng thời tham gia vào sản xuất chính của sản phẩm. Họ là người quản lý

trong quá trình sản xuất về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Còn những lao động khác trong gia đình và lao động thuê mướn thì tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất.

Qua đây cũng cho chúng ta thấy nhân lực ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của các hộ gia đình, mặt khác các hộ sản này đã trở thành nghề chính nên lao động của hộ hay những người trong gia đình đều là những người biết nghề và có tay nghề cao, hơn nữa việc làm ở các làng nghề cũng yêu cầu kỹ thuật thành thục nên thường thuê thêm lao động thời vụ đương nhiên những lao động này là những người có tay nghề, khéo léo, và các lao động này thường là những lao động của xã thuộc các hộ kiêm hoặc lao động nhàn rỗi.

Vấn đề chất lượng lao động: lao động trong làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện Hoa Lư phần lớn lao động làm nghề đều xuất thân từ nguồn lao động nông nhàn ở các gia đình, do vậy trình độ văn hoá kỹ thuật của lao động ở đây là tương đối thấp, chất lượng lao động trong các làng nghề thêu ren còn nhiều hạn chế. Điều tra các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề thêu ren truyền thống trong 4 xã làng nghề nhiều nhất ở địa bàn huyện Hoa Lư. Qua đó ta thấy:

- Thứ nhất về trình độ văn hóa: Tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT chiếm 235 người (35,88%).Tỷ lệ mới tốt nghiệp Tiểu học và thất học còn tới16,03 %. Như vậy ta thấy trình độ văn hoá của lao động ở các làng nghề thêu ren huyện Hoa Lư còn thấp, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp thu kỹ thuật, khả quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và sự năng động, sáng tạo, thích nghi với sự biến động của thị trường. Đây là một thực tế chung trong các làng nghề trên địa bàn huyện Hoa Lư. Có một lượng khá lớn các em nhỏ trong các làng nghề ở xã, nhất là các em nữ đang còn trong độ tuổi đi học nhưng chỉ học đến hết cấp trung học cơ sở là nghỉ học để tham gia làm nghề cùng gia đình. Nhiều chủ hộ ở các làng nghề cho rằng cũng muốn cho con em họ đi học nhưng việc nhiều, gia đình lại thiếu người nên cho con bỏ học để làm nghề và làm việc ở nhà cũng làm tăng thu nhập cho gia đình. Điều này đã và đang gây nên mất cân đối giữa kinh tế và xã hội tại các làng nghề trên địa bàn huyện. Tỷ lệ được đào tạo tốt nghiệp cao đẳng đại học chiếm 1 tỷ lệ nhỏ khoảng 12%. Đây là một điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)