Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 45)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Để nghiên cứu phát triển làng nghề thêu ren tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả xác định các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với phát triển làng nghề thêu ren theo phướng vền vững.

Để nghiên cứu phát triển sản xuất lúa tại huyện Hoa Lư, căn cứ vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, tác giả xác định các chỉ tiêu nghiên cứu sau:

- Chỉ tiêu về cơ cấu: là xác định tỷ trọng của từng tổng thể bộ phận so với tổng thể chung: Công thức tính:

di: Cơ cấu của loại tổng thể thứ i yi là mức độ của loại tổng thể thứ i ∑yi là mức độ tổng thể chung

- Chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i)

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài. Công thức tính:

∆i= yi- y1 (i=2,3,4...) Trong đó: yi là mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

+ Tốc độ phát triển (ti ): Tốc độ phát triển được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó

Công thức tính:

+ Tốc độ phát triển bình quân ( ):

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn. Công thức tính như sau:

Trong đó: Tn là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n yn là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1 là mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu

- Chỉ tiêu dự báo thống kê: Chỉ tiêu này dự báo các chỉ tiêu số lượng liên quan đến phát triển sản xuất lúa đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Mô hình dự báo định lượng có dạng sau Yn m Y tn.m với 1 1 n n y t y  

Trong đó: t: là tốc độ phát triển bình quân

n

Y : là mức độ cuối cùng của dãy số thời gian

n m

Y : Là mức độ dự báo thời kỳ n+m m: Là tầm xa năm dự báo

- Năng suất lúa:

N Q

S

Trong đó : N: năng suất lúa Q: sản lượng lúa

S: diện tích lúa

GO = 1 n i i i p xq

GO: Tổng giá trị sản xuất

qi : Là số lượng sản phẩm thứ i pi: Giá trị của sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng cho quá trình sản xuất không tính khấu hao tài sản cố định. Chỉ tiêu này được tính như sau:

IC = 1 n i i i p xq

IC: Chi phí trung gian

qi : Số lượng NVL đầu tư vào cây thứ i pi: Giá trị đầu tư thứ i

- Giá trị gia tăng (VA): Là một bộ phận của giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian và được tính bằng công thức sau:

VA = GO – IC VA: Giá trị gia tăng GO: Tổng giá trị sản xuất IC: Chi phí trung gian

- Tổng chi phí sản xuất (TCV): Là toàn bộ các khoản chi phí bằng tiền của chi phí trung gian cộng thêm vào khoản chi phí khấu hao tài sản cố định và khoản thuế.

- Thu nhập hỗn hợp (MI): đây chính là thu nhập thuần tuý của người sản xuất trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính như sau:

MI = GO - TCV MI: Thu nhập hỗn hợp GO: Tổng giá trị sản xuất TCV: Tổng chi phí sản xuất

Hay là phần thu nhập của TT nhận được sau khi lấy phần giá trị gia tăng (VA) trừ đi phần khấu hao tài sản cố định (A) và thuế (T).

Công thức tính: MI = VA-(A+T)

Giá trị sản phẩm hàng hoá: là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hoá của TT. Hơn nữa phản ánh trình độ chuyên môn hoá của TT, nếu chỉ tiêu càng cao thì mức độ chuyên môn hoá càng cao. Với công thức:

Tỉ suất sản phẩm hàng hoá = Giá trị sản phẩm hàng hoá Giá trị sản xuất

- Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng đất đai: + Giá trị sản xuất/diện tích.

+ Giá trị gia tăng/diện tích. + Thu nhập hỗn hợp/diện tích.

Các chỉ tiêu này nói lên việc các TT sử dụng đất có hiệu quả hay không? - Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn:

+ Giá trị sản xuất/chi phí trung gian. + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian. + Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất được tạo ra do một lao động trong một năm. Chỉ tiêu này cho thấy một lao động trong một năm sử dụng đồng vốn để tạo ra bao nhiêu thu nhập. Cách tính chỉ tiêu này như sau:

+ Giá trị sản xuất/lao động. + Giá trị gia tăng/lao động. + Thu nhập hỗn hợp/lao động.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khái quát tình hình làng nghề thêu ren truyền thống tại Hoa Lư

3.1.1 Tình hình làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư

Làng nghề thêu ren Văn Lâm nằm trên một địa bàn có rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn có giá trị như: Hang động Tam Cốc, chùa Bích Động, làng Việt cổ Cố Viên Lầu, vườn Chim Thung Nham, khu du lịch Thạch Bích - Thung Nắng… Các tài nguyên du lịch khác nhau quần tụ thành một khu vực sẽ tạo điều kiện cho việc quy hoạch phát triển du lịch làng nghề tại Văn Lâm.

Hệ thống các cửa hàng bán các sản phẩm thêu ren và đồ lưu niệm cho du khách khá phát triển. Có khoảng trên 20 cửa hàng nằm dọc hai bên đường đoạn từ Ban Quản lý Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đến bến thuyền Tam Cốc, ngoài ra còn có một số cửa hàng nhỏ và các quầy hàng di động của nhân dân nằm rải rác trong làng, trong chợ và trên các thuyền nhỏ của dân làng bán cho du khách. Các mặt hàng chủ yếu được bày bán là các sản phẩm của làng nghề bao gồm các mặt hàng thêu, ren, thêu pha rua và một số đồ lưu niệm bằng đá, gỗ, sơn mài… Sản phẩm thêu ren bán cho du khách làm quà lưu niệm bao gồm: Tranh thêu, vỏ gối, chăn, khăn trải bàn, khay lót dụng cụ ăn uống, ví, túi… Bên cạnh đó, người ta còn thêu lên các đồ dùng như áo dài, áo lụa, khăn, mũ vải… để làm hàng lưu niệm.

Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở xã Ninh Hải luôn đạt từ 13- 15%, trong đó tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ chiếm 80 -85%, còn lại là thu nhập từ nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa phương từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sang du lịch, dịch vụ đã khiến nghề thêu truyền thống dần trở nên bị thu hẹp. Để duy trì và phát triển nghề truyền thống hàng năm đã có chiến lược lâu dài là khôi phục nghề thêu đi đôi với phát triển du lịch, đây được coi là hai mũi nhọn của kinh tế địa phương. Văn Lâm là một làng nghề mang đậm bản sắc địa phương, sản phẩm làm ra có giá trị thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều nền văn hoá, vì vậy ngoài giá trị văn hoá tinh thần thì Văn Lâm là làng nghề có tiềm năng kinh tế rất lớn.

3.1.2 Vấn đề chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển làng nghề thêu ren của huyện thêu ren của huyện

Để phát triển các làng nghề trên cả nước nói chung cũng như làng nghề thêu ren huyện Hoa Lư nói riêng đạt hiệu quả cao, các Bộ, ngành Trung Ương đến địa phương đã đưa ra và thực hiện các chủ trương, chính sách như:

Các chủ trương chính sách của Trung ương

Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát trển ngành nghề nông thôn. Nhà nước sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung. Các cơ sở ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời...

Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 66/2006/NĐ-CP như sau: Công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.

Trong các năm qua thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 06/NQ-TU của BCH tỉnh uỷ, Quyết định Chương trình số 08- CTr/HU ngày 21/11/2011 của Huyện ủy Hoa Lư, Quyết định số 31/2014/QĐ- UBND. Để thúc đẩy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung và làng nghề thêu ren truyền thống nói riêng, cấp uỷ đảng huyện Hoa Lư đã xây dựng nghị quyết, chương trình hành động về phát triển làng nghề. Nhiều chi uỷ, các tổ chức đoàn thể

khối xóm đã đưa chương trình phát triển làng nghề vào nhiệm vụ phát triển kinh tế hàng năm. Chính quyền địa phương cũng đã xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển, thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, khảo sát đánh giá để có kế hoạch sát đúng.

Huyện cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí để quy hoạch các điểm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, xây dựng thương hiệu cho các làng nghề của huyện. Xây dựng và triển khai Đề án quy hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Triển khai các danh mục của Đề án được phê duyệt trên địa bàn huyện Hoa Lư.

Phối hợp triển khai các dự án phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch làng nghề thêu Văn Lâm, hàng năm huyện tổ chức ngày vinh danh làng nghề truyền thống ông tổ nghề thêu Lê Công Hành tại Văn Lâm; quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho làng nghề.

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, hội thi sáng tạo mẫu mã...Tập huấn nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho các chủ cơ sở sản xuất làng nghề. Kiện toàn và tập huấn công tác quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ theo dõi lĩnh vực công nghiệp - TTCN xã, thị trấn, tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập mô hình tiên tiến trong sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT, xử lý ô nhiễm môi trường của các làng nghề, cụm, điểm công nghiệp ngoài huyện, thành phố.

Trung tâm khuyến công tỉnh mở được các lớp học nghề và truyền nghề thêu . Các buổi tập huấn về công nghệ khoa học kỹ thuật , đặc biệt có lớp về xây dựng thương hiệu cho các hộ sản xuất , doanh nghiệp.

Huyện đã tranh thủ các cơ chế, chính sách của tỉnh, đồng thời hỗ trợ cho các làng nghề tổ chức đi tham quan các làng nghề ngoài tỉnh 02 đợt, tham gia hội chợ triển lãm ở Hà Nội và trong tỉnh 03 đợt. Lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận làng nghề cho 01 khối và đề nghị huyện công nhận làng có nghề cho 04 khối. Tính đến nay trên địa bàn huyện Hoa Lư đã được công nhận 25 làng nghề; UBND tỉnh công nhận làng nghề thêu ren truyền thống cho một số làng nghề. Như làng nghề thêu ren Văn Lâm, Đình Tổ , Đào Xá, Từ Vân.

Hiện tại, các hoạt động sản xuất của làng nghề chịu trách nhiệm quản lý chủ yếu của UBND xã Ninh Hải và Sở Công thương tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, đây là sự quản lý về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh và sản phẩm của làng nghề tương tự như sự quản lý đối với các hoạt động kinh tế thông thường khác. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng quản lý Nhà nước và theo dõi trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh

Làng nghề thêu ren Văn Lâm, ngoài sự quản lý trực tiếp của Sở Công thương tỉnh, UBND xã dưới góc độ quản lý trực tiếp về hành chính và chuyên môn, công tác bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, làng nghề còn có sự liên kết, phối hợp trong công tác quản lý của các ngành như nông nghiệp và phát triển nông thôn có chính sách việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới trong đó có chính sách phát triển làng nghề. Ngành tài nguyên và môi trường liên quan đến công tác kiểm tra hướng dẫn công tác đảm bảo môi trường làng nghề. Ngành giao thông vận tải có chính sách phát triển đường giao thông nông thôn trong đó có các làng nghề... Đồng thời có sự chỉ đạo, hướng dẫn từ trung ương đến cơ sở về công tác bảo tồn phát triển làng nghề của các cấp chính quyền địa phương. Sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, các cấp góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề bền vững trong xu thế biến đổi toàn cầu hóa như hiện nay.

Trên địa bàn thôn Văn Lâm đã thành lập được nhiều tổ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng thêu ren. Hiện tại các doang nghiệp, hộ kinh doanh đã có sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác sản xuất, hõ trợ dạy nghề, quảng bá sản phẩm, nhưng sự liên kết ấy còn mờ nhạt, theo lối “mạnh ai nấy làm”, “hộ nào biết hộ đấy” nên chưa đem lại hiệu quả cao. Công tác quản lý sản xuất trong làng nghề ở các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập do đội ngũ quản lý không được đào tạo một cách bài bản chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, sự học hỏi lẫn nhau bởi vậy thiếu những kỹ năng xử lý, ứng biến đối với các tình huống khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên thị trường hiện nay.

giữ nghề, truyền nghề, và phát triển làng nghề một cách bền vững, hợp lý. Thêu ren Văn Lâm cũng không nằm ngoài xu thế chung là phát triển bền vững, bảo tồn những giá trị bản sắc riêng có, phát huy yếu tố nội tại vốn có và phát triển làng nghề gắn với du lịch. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình rất quan tâm, chú trọng đến việc bảo tồn, phát triển làng nghề nói chung và thêu ren Văn Lâm nói riêng. Từ năm 2006 đến nay, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Ninh Bình đã quan tâm xây dựng chủ trương, chính sách, chỉ đạo phát triển nghề, làng nghề thể hiện qua các văn bản: Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 09/8/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 06/10/2006 của UBDN tỉnh về đẩy mạnh phát triển, trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010. Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày 13/7/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)