Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển làngnghề thêu ren truyền thống tạ
tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
- Một là, muốn phục hồi và phát triển ngành nghề, làng nghề TTCN thực sự có hiệu quả trước hết phải có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Chính phủ cần có những hỗ trợ toàn diện đối với hoạt động của các làng nghề, từ đảm bảo nguồn nguyên liệu, đào tạo lao động đến cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm... Những chương trình hỗ trợ toàn diện này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của các làng nghề có thể phát triển một cách bền vững.
- Hai là, việc sản xuất các loại hàng phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, sản phẩm phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của thị trường. Cải tiến mẫu mã bằng việc mời các chuyên gia của những nước nhập khẩu chính để tư vấn.
- Ba là, tăng cường việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, trình độ tay nghề cho người lao động của làng nghề thông qua các trung tâm đào tạo, các viện nghiên cứu. Bên cạnh đó, cần giáo dục thế hệ trẻ biết giữ gìn văn hoá truyền thống cũng như tôn vinh nghệ nhân, những người trực tiếp làm nên những sản phẩm thủ công độc đáo.
- Bốn là, thành lập các tổ chức, hiệp hội ngành nghề và phát huy vai trò của nó trong việc hỗ trợ các vấn đề về vốn, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo…
- Năm là, áp dụng công nghệ mới, hiện đại để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hạn chế ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
- Sáu là, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng (kỹ thuật, hành chính, nghiên cứu và phát triển) tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tại làng nghề tiếp cận với các điều kiện sản xuất kinh doanh hiện đại và mở rộng thịtrường.
- Bảy là, phát triển làng nghề phải xuất phát từ những chính sách bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống; phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch làng nghề. Các sản phẩm thủ công ở các làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề thủ công thêu ren truyền thống luôn chứa đựng những giá trị văn hoá của dân tộc.