4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
1.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay đã có nhiều tác giả và nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển làng nghề truyển thống và làng nghề thêu ren… trong đó có một số công trình khoa học tiêu biểu như:
1. Nguyễn Thị Trâm Anh (2014), Phát triển làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm tại Bản Hoa Tiến- Xã Châu Tiến- Huyện Quỳ Châu- Tỉnh Nghệ An, luận văn thạc sĩ - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
2. Thôn Văn Lâm, Báo cáo tổng kết của Hiệp hội làng nghề thêu ren Văn Lâm từ năm 2015-2017.
3. Nguyễn Thu Hương (2018). Phát triển các sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch.
4. Quách Thị Hương, Bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề thêu ren Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Trường ĐH Sư Phạm Nghệ Thuật Trung Ương, Hà Nội 2018.
Nhìn chung các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến tình hình phát triển, vai trò và hiệu quả của làng nghề truyền thống một số địa phương. Tuy nhiên, tại huyện Nho Quan, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu đưa ra giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Hoa Lư được thành lập vào ngày 27-4-1977 trên cơ sở hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình, khi đó thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Thị xã Ninh Bình chuyển thành thị trấn Ninh Bình - thị trấn huyện lỵ huyện Hoa Lư.
- Phía bắc giáp huyện Gia Viễn; - Phía tây giáp thị xã Tam Điệp; - Phía nam giáp huyện Yên Mô;
- Phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình. b. Đặc điểm khí hậu
Hoa Lư mang những đặc điểm khí hậu của tiểu vùng đồng bằng sông Hồng mùa hè nắng nóng mưa nhiều đầu vụ có những đợt gió Tây Nam khô nóng gay gắt, mùa đông lạnh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC - 27oC. Nhiệt độ trung bình mùa đông là 20oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống dưới 10oC.
Hoa Lư là một huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp, mang tính chất đặc trung của vùng núi cao và vùng bán sơn địa, đồng thời cũng là vùng đất trũng thuộc hai khu vực phân lũ của sông Hoàng Long. Địa hình của huyện mang đặc điểm của ba tiểu vùng rõ rệt.
c. Các nguồn tài nguyên của huyện
Địa hình Hoa Lư thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, độ cao trung bình so với mặt biển từ 3 đến 5 m. Hoa Lư có nhiều núi, có những dãy núi kéo dài hàng chục cây số. Có hai dãy núi chính. Dãy Thạch Bình xuống Yên Quang, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc. Dãy từ Xích Thổ xuống Gia Sơn, Gia Tường, Lạc Vân, Thượng Hòa.
Là vùng đất được hình thành bởi sự bồi lấp của phù sa sông Hồng đồng thời là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên thành phần đất đai của vùng quy hoạch tương đối phong phú. Bao gồm các loại sau:
Hệ thống sông: Sông Đáy: Là chi lưu của sông Hồng bắt nguồn từ Hát Môn (Phú Thọ) đi qua địa phận Gia Viễn từ cầu Khuất đến cầu Gián dài 8 km. Dòng chảy của sông Đáy ở vùng quy hoạch chịu ảnh hưởng của dòng chảy sông Hồng qua sông Đào - Nam Định, vào mùa cạn khi lưu lượng sông Đáy kiệt thì được bổ xung nguồn nước từ sông Hồng qua sông Đào. Sông Hoàng Long: là phụ lưu của sông Đáy, bắt nguồn từ vùng núi gần thị xã Hoà Bình chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ xuống sông Đáy tại cửa Gián Khẩu. Mạng lưới sông chính ở lưu vực sông Hoàng Long có dạng rẻ quạt chế độ dòng chảy rất khác nhau giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Thượng nguồn có độ dốc lớn nên khi có lũ nước ở các sông cùng đổ về vùng đồng bằng gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Đây là trục tiêu nước chính của vùng, nó nhận nước trong nội vùng và lượng nước từ vùng đồi núi Hoà Bình, Hoa Lư chảy ra sông Đáy đổ ra biển.
Rừng đặc dụng Hoa Lư có tên gọi đầy đủ là khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư, được thành lập ngày 19/05/1995. Hoa Lư có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 5.624 ha. Khu văn hóa lịch sử Hoa Lư khi thành lập gồm phần đất thuộc các xã Ninh Hải, Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Hoà và Ninh Nhất, huyện Hoa Lư cũ. Hiện nay khu vực này đã được mở rộng về phía tây đến tận sông Bến Đang. Địa hình của khu văn hóa lịch sử này điển hình là một vùng cát-tơ đá vôi trồi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng của Miền Bắc Việt Nam. Vùng đá vôi nổi lên này nằm xen kẽ với hàng loạt các khe suối có nước thường xuyên và các thung lũng ngập nước theo mùa. Độ cao tuyệt đối của vùng từ 10 đến 281 m.[8]
Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi. Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI) và Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình trong các năm 1999-2000, tổng số có 577 loài thực vật bậc cao có mặt đã được ghi nhận.
Có 10 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam đã ghi nhận trong thời gian điều tra trong đó có Tuế đá vôi.
Khu Văn hóa Lịch sử Hoa Lư có hàng loạt các giá trị lịch sử, văn hoá và du lịch. Dưới triều đại nhà Đinh vào thế kỷ X, Hoa Lư đã được chọn là kinh đô của Việt Nam, khu vực này sau đó vẫn tiếp tục là kinh đô dưới thời Tiền Lê. Có rất nhiều đền chùa ở khu vực này, chủ yếu là thời các vua của Việt Nam trong giai đoạn này. Có khá nhiều hang động ở khu vực trong đó có Tràng An, Tam Cốc, Bích Động. Có những con sông chảy qua vùng Tam Cốc và Tràng An để du khách có thể đi thăm khu vực này bằng thuyền. Trên thực tế, Tam Cốc, Tràng An và các di tích lịch sử khác là những tuyến du lịch nổi tiếng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Hoa Lư có tổng diện tích tự nhiện là 21.124 ha bằng 15% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, dân số 203.652 người với 30 đơn vị hành chính. Theo quy hoạch thành phố Ninh Bình mới sẽ bao gồm: Toàn bộ thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư hiện tại; Xã Gia Sinh của huyện Gia Viễn; Xã Sơn Lai và một phần diện tích của xã Sơn Hà của huyện Nho Quan; Một phần diện tích của xã Yên Sơn và phường Tân Bình thuộc thị xã Tam Điệp; Xã Mai Sơn của huyện Yên Mô; Xã Khánh Hoà, Khánh Phú của huyện Yên Khánh. Gần như thành phố Ninh Bình nằm trong ranh giới của ba con sông: sông Đáy ở phía đông, sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Chim và sông Bến Đang ở phía Tây.
Huyện Hoa Lư có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Thiên Tôn và 10 xã: Ninh An, Ninh Giang, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Khang, Ninh Mỹ, Ninh Thắng, Ninh Vân, Ninh Xuân, Trường Yên.
Tổng dân số toàn huyện theo số liệu của chi cục thống kê huyện Hoa Lư tính đến tháng 12/2018 là 263.650 người, mật độ dân số là 332 người/ km2 trong đó độ tuổi lao động chiếm 66,57% điều này cho thấy huyện Hoa Lư có nguồn lao động dồi dào và cần phải có chương trình đào tạo việc làm cho lực lượng lao động này.
Giao thông: Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự góp sức đáng kể của nhân dân địa phương, hệ thống giao thông trên toàn huyện phát triển khá mạnh. Phát triển đồng bộ cùng với ngành du lịch. Hiện tại, 11/11
xã thị trấn có đường ô tô trải nhựa đến trung tâm xã và tỷ lệ cứng hóa đường giao thông theo chủ trương nông thôn mới đạt 80,30%.
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện gồm: Quốc lộ 12, quốc lộ 45, tỉnh lộ 477, tỉnh lộ 491 và tỉnh lộ 479.
Năm 2018 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình giao thông là huyết mạch của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.
Thuỷ lợi: Với hệ thống sông ngòi và các kênh lớn như hiện nay, Hoa Lư đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước. Xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng với các trạm bơm lớn nhỏ bố trí hợp lý trên địa bàn huyện, có khả năng tưới chủ động và đảm bảo tiêu với lượng mưa dưới 150 mm.
Tổng diện tích đất thuỷ lợi của huyện là 958,38 ha, chiếm 2,1% so với tổng diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi, kênh mương, đê điều, sông ngòi và các công trình phục vụ thuỷ lợi như trạm bơm, dự trữ phòng chống bão lụt. Hiện tại, hệ thống thủy nông và hệ thống công trình hiện có phục vụ tưới cho 10.326,88 ha đất lúa đạt 100% diện tích lúa được tưới và loại cây khác được tưới gần 96% diện tích; tiêu cho diện tích lưu vực đã được xác định đạt 100%.
Tuy nhiên vào mua mưa bão lớn, địa hình thì phức tạp vẫn còn gây ra nhiều úng lụt trên quy mô lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân
Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực đem lại hiệu quả cao giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành, đã tạo thêm việc làm cho người lao động.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã có sự tăng trưởng khá từ năm 2016 - 2018 tăng trưởng bình quân đạt khoảng 15%. Cụ thể như sau: Về nông nghiệp, nếu như năm 2015 tỷ trọng nông nghiệp là 30,4%, năm 2016 là 23,5%, năm 2017 là 16% thì đến năm 2018 chỉ còn là 11%. Theo đó ty trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 29,5% năm 2015 lên 34,5% năm 2016, 39% năm 2017 và 38% năm 2018. Tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ cũng tăng từ 42,6% năm 2016, 45% năm 2017 và 51% năm 2018. Rõ ràng rằng kinh tế huyện
Hoa Lư tiếp tục phát triển tương đối toàn diện qua các năm, tốc độ tăng trưởng khá cao, ngành sản xuất nông nghiệp giảm tương đối mạnh trong các năm gần đây, ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại phát triển theo hướng tăng dần, đặc biệt là dịch vụ - thương mại cùng với sự phát triển của các làng hoa, cây cảnh, cây ăn quả.
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững theo hướng bền vững
* Những thuận lợi
Huyện Hoa Lư có những thuận lợi cơ bản sau:
- Điều kiện tự nhiên nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển đa dạng về cây trồng và vật nuôi.
-Tài nguyên đất còn có thể đưa vào sử dụng với hệ số cao để nâng cao sản lượng cây trồng và vật nuôi.
- Tài nguyên rừng là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng.
- Giao thông đi lại và vị thế của vùng tương đối thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kinh tế hàng hóa với các tỉnh lân cận.
- Kinh tế huyện có xu hướng chuyển dịch tốt, tốc độ tăng trưởng khá với nguồn lao động dồi dào và trẻ.
- Di tích lịch sử và phát triển du lịch rất thuận cho việc phát triển các làng nghề truyền thống, trong đó là sản phẩm thêu ren.
* Những khó khăn
- Địa hình miền núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc triển khai KH- CN với quy mô của sản xuất lớn ở vùng nông thôn.
- Trình độ nguồn nhân lực của huyện không cao.
- Phong tục tập quán của người dân vùng cao vẫn còn lạc hậu. - Cơ sở hạ tầng ở khu vực vùng sâu trong nông thôn vẫn còn thấp.
Những yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn về các điều kiện tự nhiên và con người của huyện Hoa Lư là những thông tin đầu vào quan trọng cho việc cân nhắc lựa chọn ưu tiên phát triển KT-XH nói chung và KTTT nói riêng. Nghiên cứu lựa chọn loại hình KTTT phù hợp với điều kiện của huyện Hoa Lư là hết sức quan
trọng để phát huy hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh đồng thời giảm bớt những khó khăn cho phát triển kinh tế của Hoa Lư.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống. - Nghiên cứu đặc điểm của huyện Hoa Lư.
- Đánh giá thực trạng phát triển các làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư.
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển làng nghề thêu ren ở Hoa Lư, Ninh Bình.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển làng nghề thêu ren truyền thống trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người dân ở Hoa Lư.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ Bộ NN & PTNT và các cơ quan trong huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình như: Sở, phòng NN&PTNT, phòng NN&PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Tác giả cập nhật những vấn đề phục vụ cho từng nội dung đề tài: Bổ sung hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin chung của vùng nghiên cứu nhằm hệ thống hóa tài liệu trong vùng nghiên cứu, làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.
Bên cạnh việc thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố từ các nguồn đã nêu tác giả còn thu thập tài liệu thứ cấp qua các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các websites chuyên ngành.
2.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ các làng nghề thêu ren và điều tra đại diện một số cán bộ thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về thực hiện bảo vệ môi trường của chủ hộ.
+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trực tiếp tiếp xúc với chủ hộ và những người có liên quan tạo điều kiện để họ tự bộc lộ, mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và những mong đợi để thu thập được thông tin. Thông tin thu thập được dùng để phân tích đánh giá các tác động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các làng nghề thêu ren và kiểm định lại những kết quả nghiên cứu đưa ra.
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn từng chủ hộ: Trước hết xây dựng phiếu điều tra, sau đó điều tra thử và điều tra thật cho phù hợp với thực tế.
a. Chọn mẫu nghiên cứu
Chọn điểm điều tra: Huyện Hoa Lư có 11 xã, nhưng thêu ren tập trung chủ yếu ở làng Văn Lâm thuộc xã Ninh Hải, nên tôi lựa chọn các hộ trong xã Ninh Hải để điều tra về tình hình sản xuất, kinh doanh của các làng nghề thêu ren truyền thống của huyện Hoa Lư.
+ Thu thập thông tin sơ cấp (khảo sát điều tra): Thông qua việc tham quan, khảo sát điều tra, phỏng vấn trực tiếp ở các làng nghề thêu trên địa bàn huyện Hoa Lư. Đối tượng được điều tra là các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các