Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Huyện Hoa Lư được thành lập vào ngày 27-4-1977 trên cơ sở hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình, khi đó thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Thị xã Ninh Bình chuyển thành thị trấn Ninh Bình - thị trấn huyện lỵ huyện Hoa Lư.
- Phía bắc giáp huyện Gia Viễn; - Phía tây giáp thị xã Tam Điệp; - Phía nam giáp huyện Yên Mô;
- Phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình. b. Đặc điểm khí hậu
Hoa Lư mang những đặc điểm khí hậu của tiểu vùng đồng bằng sông Hồng mùa hè nắng nóng mưa nhiều đầu vụ có những đợt gió Tây Nam khô nóng gay gắt, mùa đông lạnh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC - 27oC. Nhiệt độ trung bình mùa đông là 20oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống dưới 10oC.
Hoa Lư là một huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp, mang tính chất đặc trung của vùng núi cao và vùng bán sơn địa, đồng thời cũng là vùng đất trũng thuộc hai khu vực phân lũ của sông Hoàng Long. Địa hình của huyện mang đặc điểm của ba tiểu vùng rõ rệt.
c. Các nguồn tài nguyên của huyện
Địa hình Hoa Lư thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, độ cao trung bình so với mặt biển từ 3 đến 5 m. Hoa Lư có nhiều núi, có những dãy núi kéo dài hàng chục cây số. Có hai dãy núi chính. Dãy Thạch Bình xuống Yên Quang, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc. Dãy từ Xích Thổ xuống Gia Sơn, Gia Tường, Lạc Vân, Thượng Hòa.
Là vùng đất được hình thành bởi sự bồi lấp của phù sa sông Hồng đồng thời là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên thành phần đất đai của vùng quy hoạch tương đối phong phú. Bao gồm các loại sau:
Hệ thống sông: Sông Đáy: Là chi lưu của sông Hồng bắt nguồn từ Hát Môn (Phú Thọ) đi qua địa phận Gia Viễn từ cầu Khuất đến cầu Gián dài 8 km. Dòng chảy của sông Đáy ở vùng quy hoạch chịu ảnh hưởng của dòng chảy sông Hồng qua sông Đào - Nam Định, vào mùa cạn khi lưu lượng sông Đáy kiệt thì được bổ xung nguồn nước từ sông Hồng qua sông Đào. Sông Hoàng Long: là phụ lưu của sông Đáy, bắt nguồn từ vùng núi gần thị xã Hoà Bình chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ xuống sông Đáy tại cửa Gián Khẩu. Mạng lưới sông chính ở lưu vực sông Hoàng Long có dạng rẻ quạt chế độ dòng chảy rất khác nhau giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Thượng nguồn có độ dốc lớn nên khi có lũ nước ở các sông cùng đổ về vùng đồng bằng gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Đây là trục tiêu nước chính của vùng, nó nhận nước trong nội vùng và lượng nước từ vùng đồi núi Hoà Bình, Hoa Lư chảy ra sông Đáy đổ ra biển.
Rừng đặc dụng Hoa Lư có tên gọi đầy đủ là khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư, được thành lập ngày 19/05/1995. Hoa Lư có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 5.624 ha. Khu văn hóa lịch sử Hoa Lư khi thành lập gồm phần đất thuộc các xã Ninh Hải, Trường Yên, Ninh Xuân, Ninh Hoà và Ninh Nhất, huyện Hoa Lư cũ. Hiện nay khu vực này đã được mở rộng về phía tây đến tận sông Bến Đang. Địa hình của khu văn hóa lịch sử này điển hình là một vùng cát-tơ đá vôi trồi lên giữa vùng đồng bằng ven biển tương đối bằng phẳng của Miền Bắc Việt Nam. Vùng đá vôi nổi lên này nằm xen kẽ với hàng loạt các khe suối có nước thường xuyên và các thung lũng ngập nước theo mùa. Độ cao tuyệt đối của vùng từ 10 đến 281 m.[8]
Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi. Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI) và Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình trong các năm 1999-2000, tổng số có 577 loài thực vật bậc cao có mặt đã được ghi nhận.
Có 10 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam đã ghi nhận trong thời gian điều tra trong đó có Tuế đá vôi.
Khu Văn hóa Lịch sử Hoa Lư có hàng loạt các giá trị lịch sử, văn hoá và du lịch. Dưới triều đại nhà Đinh vào thế kỷ X, Hoa Lư đã được chọn là kinh đô của Việt Nam, khu vực này sau đó vẫn tiếp tục là kinh đô dưới thời Tiền Lê. Có rất nhiều đền chùa ở khu vực này, chủ yếu là thời các vua của Việt Nam trong giai đoạn này. Có khá nhiều hang động ở khu vực trong đó có Tràng An, Tam Cốc, Bích Động. Có những con sông chảy qua vùng Tam Cốc và Tràng An để du khách có thể đi thăm khu vực này bằng thuyền. Trên thực tế, Tam Cốc, Tràng An và các di tích lịch sử khác là những tuyến du lịch nổi tiếng.