Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Kinh nghiệm phát triển làngnghề của một số tỉn hở ViệtNam
1.2.2.1 Bắc Ninh
Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 60 LNTT và đặc biệt có những LNTT phát triển mạnh như làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội và Trịnh Xá (xã Châu Khê, Từ Sơn), làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn), giấy Phong Khê, gốm Phù Lãng... Các sản phẩm của làng nghề truyền thống được tiêu thụ khắp
thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu, tập trung vào các mặt hàng: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm, tre trúc...Để phát triển LNTT, Bắc Ninh đã có một số giải pháp sau:
Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành nhiều nghị quyết chỉ đạo việc xây dựng, phát triển làng nghề, ngành nghề TTCN, ban hành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp như: Nghị quyết số 12 – NQ/TU, Nghị quyết số 04 – NQ/TU, Nghị quyết số 02 –NQ/TU.
Quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất, xây dựng mô hình khu công nghiệp LNTT đạt tiêu chuẩn môi trường. Khuyến khích phát triển các cụm công nghiệp LNTT và đa nghề, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong khu công nghiệp.
Ưu tiên sử dụng quỹ khuyến công cho các cơ sở sản xuất trong các LNTT, nhất là chương trình nhân cấy nghề mới. Thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ cho các LNTT về các lĩnh vực như vốn, thị trường, khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhânlực...
Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ .
Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp LNTT đổi mới thiết bị công nghệ, kết hợp cổ truyền với hiện đại và đã thực hiện hơn 10 chương trình với vốn vay từ nguồn vốn khoa học công nghệ do ngân sách nhà nước cấp.
Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các doanh nghiệp,cơ sở sản xuất .
Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và các tổ chức nước ngoài, huy động nguồn đóng góp của các tổ chức kinh tế trong nước hỗ trợ các chương trình, dự án giải quyết ô nhiễm môi trường trong các LNTT.
Ngoài chính sách của tỉnh, các huyện còn có những giải pháp riêng hỗ trợ LNTT phát triển [13].
1.2.2.2. Hà Tây
Hà Tây là đất trăm nghề, là tỉnh có nhiều làng nghề nhất của cả nước với nhiều nghề truyền thống lâu đời như: lụa Vạn Phúc, rèn Đa Sỹ, sơn mài Duyên Thái... Với hơn 1000 làng có nghề và ơn 200 làng nghề ở địa phương đã góp phần
làm cơ cấu kinh tế của tỉnh có bước chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 20,5%, cao hơn mặt bằng chung cả nước, giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Nhiều biện pháp được Hà Tây đặt ra và thực hiện có hiệu quả như sau:
Một là, khôi phục và phát triển làng nghề: Tỉnh đã có nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ các nghề thủ công bị mai một trong thời ký bao cấp như các nghề: dệt, thêu ren, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, đồ mộc, tơ tằm, và nhiều nghề khác. Bên cạnh việc khôi phục, duy trì làng nghề, nhân cấy nghề mới, đặc biệt là việc đưa nghề vào các làng nghề, tiến tới làng nghề. Với cách làm như vậy, số lượng làng nghề và làng có nghề ở Hà Tây được tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, Hà Tây có hơn 1160 làng có nghề, 201 làng nghề và số lượng làng nghề, lanhg có nghề chiếm 80% số làng của tỉnh [13].
Hai là, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực: Việc dạy nghề, truyền nghề cho người lao động để họ có được một trình độ tay nghề nhất định... làm ra sản phẩm được thị trường chấp nhận và sau khi học họ có thể trở thành một thợ thủ công độc lập là một nhân tố quan trọng trong phát triển làng nghề, Tỉnh Hà Tây đã mở hàng trăm lớp học nghề với hàng chục ngàn học viên theo học. Khoảng 80% số học viên sau khi học xong được bố trí việc làm ngay tại các cơ sở sản xuất ở các làng nghề và họ thường trở thành những hạt nhân trong các nghề mới hình thành.
Ba là, chính sách khuyến công: Hà Tây đã chi hỗ trợ mỗi năm khoảng 1,5 tỷ cho các chương trình khuyến công để hỗ trợ phát triển công nghiệp, TTCN. Trong đó, trên 50% dành cho hỗ trợ mở lớp truyền dạy nghề, nhân cấy nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt là tại các làng xã không có nghề. Quỹ khuyến công còn được hỗ trợ sử dụng vào các dự án áp dụng công nghệ mới, thiết bị mới, làm ra các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, bồi dưỡng kiến thức cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý ở các cơ sở, tổ chức tham quan học tập các tỉnh bạn.
1.2.2.3 Hải Dương
Hải Dương là tỉnh vốn có nhiều LNTT nổi tiếng như nghề mộc Cúc Bồ, gỗ Đồng Giao, vàng bạc Châu Khê, bánh đậu xanh Hải Dương... nhưng qua các thời kỳ của lịch sử, một số nghề đã bi mai một. Thực hiện chính sách đổi mới, tỉnh đang có những bước tiến nhanh chóng trong việc khôi phục làng nghề, du nhập nghề mới là bước đi cần thiết trong quá trình CNH, HĐH nông thôn.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước khuyến khích mỗi làng đều có nghề để giải quyết kinh tế hộ gia đình, tiến tới mỗi làng có một công ty sản xuất, kinh doanh mặt hàng làng nghề truyền thống. Hải Dương đã có nhiều chính sách nhằm khôi phục nghề truyền thống, du nhập nghề mới. Tỉnh có 51 làng nghề (năm 2011), trong đó 32 làng nghề truyền thống và 19 làng nghề mới với trên 60 nghề khác nhau như sản xuất cơ khí nhỏ, sản xuất nông cụ, dệt vải, tơ lụa, chế biến thực phẩm... [13].
Tỉnh đã xác định trước hết phải củng cố, nâng cao chất lượng, mẫu mã trong mỗi sản phẩm làng nghề, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại với những quy trình công nghệ mới làm cho cơ cấu sản phẩm thủ công truyền thống của Hải Dương đã và đang chiếm lính không những thị trường trong nước mà còn xuất khẩu. Họ đã hoạt động theo nguyên tắc của nền kinh tế thị trường, đó là luôn luôn quan tâm tới lợi ích của người tiêu dùng. Để có “thị trường đầu ra” ổn định cho sản phẩm, hàng năm thông qua Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh đã dành một phần kinh phí nghiên cứu phục vụ cho sản xuất và đặc biệt là kinh phí chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa
Mặt khác, để người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, có điều kiện mua sắm thêm các phương tiện, công cụ sản xuất. Hải Dương chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp có những biện pháp cụ thể giúp đỡ nông dân. Các ngành tài chính và thuế đang dần từng bước đưa ra những quy định hợp pháp về chứng từ, hóa đơn để giúp cho các hộ làm nghề nhập thiết bị nước ngoài đầu tư vào sản xuất theo các dự án vay vốn tín dụng ưuđãi.
Hiện nay, tỉnh đang xúc tiến xây dựng các Trung tâm hỗ trợ tư vấn cho các làng nghề và tiến tới hòa nhập với các hội làng nghề để huy động các nguồn lực của Nhà nước vào sự phát triển của làng nghề. Đồng thời có quy hoạch để phát triển làng nghề trong toàn tỉnh tới từng huyện, thị xã...[13].
1.2.2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các tỉnh
- Chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động, khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở đào tạo nghề cho nông dân.
- Phải xây dựng quy hoạch phát triển LNTT và tổ chức tốt công tác triển khai thực hiện quy hoạch.
- Thành lập và tạo điều kiện cho hoạt động các hội, hiệp hội nghề nghiệp theo nhóm sản phẩm, tạo liên kết giữa các nhóm sản xuất-tiêu thụ.
- Kết hợp phát du lịch với làng nghề truyền thống.
- Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ .
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quan tâm, chỉ đạo và ban hành các chủ trương, chính sách thiết thực, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để khai thác tốt các nguồn lực.
- Ngoài các chính sách của tỉnh thì các huyện, các xã phải có những giải pháp của riêng mình hỗ trợ LNTT phát triển [1].