Đánh giá của người dân về vai trò của Làngnghề trong đời sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 72 - 74)

Bảng 3 .6 Chi phí sản xuất một số mặt hàng thêu ren chính của làngnghề

Bảng 3.11 Đánh giá của người dân về vai trò của Làngnghề trong đời sống

Chỉ tiêu

Hộ sản xuất Doanh nghiệp Số lượng cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)

1.Tăng thu nhập của hộ 72 90,00 18 90,00

2.Tạo việc làm cho người cao tuổi 70 87,50 19 95,00 3.Số hộ nghèo trong thôn giảm 75 93,75 18 90,00 4.Số lượng các vụ tệ nạn xã hội giảm 73 91,25 17 85,00 5.Xây dựng thương hiệu cho làng nghề 57 71,25 20 100,00 6.Thu hút khách tham quan, du lịch 59 73,75 19 95,00 7.Duy trì và phát huy nét văn hóa LN 78 97,50 20 100,00

Tổng mẫu 80 100,00 20 100,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Việc sản xuất trong làng nghề còn giữ gìn được những sản phẩm có giá trị cao vừa có ý nghĩa về kinh tế và về bản sắc dân tộc. Đánh giá của người dân ở làng nghề trong các xã về vai trò của làng nghề trong duy trì và phát huy nét văn hóa làng nghề trên 97%.

Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đã góp phần vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân huyện Hoa Lư. Tỉ lệ người dân trong các hộ làm nghề thêu đánh giá tăng thu nhập của hộ lên trung bình lên đến 90%. Các hộ tham gia sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề có thu nhập cao gấp 3- 5 lần so với các hộ thuần nông, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh nghề thêu ren góp phần hết sức quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Hoa Lư, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương trong suốt thời gian qua. Số lượng các vụ tệ nạn

trọng theo đánh giá được Hoạt động sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn Hoa Lư theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Việc phát triển sản xuất nghề thêu ren ở huyện Hoa Lư còn góp phần quan trọng vào việc giữ gìn những sản phẩm có giá trị cao vừa mang ý nghĩa về kinh tế và vừa có ý nghĩa về bản sắc truyền thống của địa phương trung bình trên 70%.

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thêu ren truyền thống tại Hoa Lư

3.4.1 Chủ trương chính sách phát triển làng nghề thêu ren

Để phát triển các làng nghề trên cả nước nói chung cũng như làng nghề thêu truyền thống nói riêng đạt hiệu quả cao, các Bộ, ngành Trung Ương đến địa phương đã đưa ra và thực hiện các chủ trương, chính sách như: Phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển CN-TTCN và xây dựng làng nghề thành phố Hà Nội, ban hành quy định công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến khích PT TTCN và làng nghề trên địa bàn Hà Nội…Cụ thể như sau:

Các chủ trương chính sách của Trung ương.

Cho đến nay, ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư đã và đang triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của chính phủ và các Bộ, ngành,trung ương. Một số chính sách cơ bản, chủ yếu đó là:

Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Nhà nước sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung. Các cơ sở ngành

nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời...

Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 66/2006/NĐ-CP như sau: Công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)