4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn
3.2.1. Thực trạng phát triển về quy mô và số lượng
Hoa Lư là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Hoa Lưc ó tên cổ là Ô Lâm, tức là “rừng quạ”, đồng thời cái tên này cũng nói lên sự hoang vu, thưa thớt của vùng sơn thủy này khi xưa. Truyền thuyết dân gian và dã sử cho biết nghề thêu ren ở thôn Hoa Lư có từ thời Trần (thế kỷ XIII), gắn liền với sự xuất hiện và lưu tồn của Hành cung Vũ Lâm và do chính công chúa nhà Trần, những vương tôn công tử hoặc vị quan nào đó của nhà Trần phát kiến, rồi mở mang và truyền bá cho người đương thời và lớp người hậu thế trong vùng.
Nghề thêu ở Hoa Lư được duy trì trong một chu trình khép kín. Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau trong gia đình, gia tộc, làng xóm. Các nguyên liệu như: vải vóc, màu nhuộm, chỉ, khung thêu… đều được người dân Hoa Lưtự sản xuất. Ban đầu các sản phẩm nghề thêu chủ yếu phục là: mũ, áo, lọng, hài… dùng trong triều đình và quan lại đồng thời cung cấp các sản phẩm phục vụ cho hoạt động thờ cúng, tín ngưỡng trong nhân dân. Đã có sự phát triển về số lượng làng nghề và phát triển tập trung vào các xã có truyền thống về làng nghề thêu ren (phát triển theo cụm làng nghề). Điều này sẽ tạo điều kiện cho các làng nghề trong mọi khâu sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thuận lợi để mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình phát triển làng nghề thêu ren truyền thống.
Bảng 3.1 Số lượng và cơ cấu làng nghề thêu huyện Hoa Lư năm 2016-2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 17/16 18/17 BQ Hộ 121 88,32 110 81,48 98 73,13 90,91 89,09 90,00 Doanh nghiệp 16 11,68 25 18,52 36 26,87 156,25 144,00 150,00 Tổng 137 100,00 135 100,00 134 100,00 98,54 99,26 98,90
Nguồn: Phòng công thương huyện Hoa Lư
Theo bảng số liệu cho ta thấy sự tổng số hộ và doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thêu ren của huyện giảm qua 3 năm. Năm 2016 tổng số cả hộ và doanh nghiệp là 137 hộ trong đó doanh nghiệp chiếm con số rất khiêm tốn là 12%, còn hộ chiếm 88%; năm 2017, số hộ có 110 hộ giảm 11 hộ so với năm 2016, tương ứng giảm 9%; số lượng doanh nghiệp tăng mạnh, tổng có 25 doanh nghiệp tăng 9 DN tương ứng tăng 56%, cơ cấu tăng lên gần 19%; năm 2018 tổng số hộ giảm xuống còn 98 hộ tương ứng giảm 10% so với năm 2017, doanh nghiệp lại tăng 44%. Đánh giá trung trong giai đoạn 2016-2018 thì tổng số hộ và doanh nghiệp tham sản xuất kinh doanh thêu ren giảm 1,1%/năm; đối với hộ giảm bình quân là 10%/năm, còn doanh nghiệp tăng bình quân 50%/năm, nhưng tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ nên tổng thể chung vẫn giảm.
Nguyên nhân dẫn tới số hộ giảm và doanh nghiệp tăng là, theo thống kê của UBND xã Ninh Hải, năm 2011 trên địa bàn xã đón 298.989 lượt khách đến tham quan, trong đó khách quốc tế là 187.921 lượt người, khách nội địa là 110.778 lượt người. Đến năm 2017, xã Ninh Hải đã đón 494.230 khách đến tham quan, tăng 195.241 lượt khách. Làng nghề thêu Văn Lâm nằm trong Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động thực sự là một thế mạnh để thu hút khách du lịch. Theo ông Vũ Thành Luân, Chủ tịch Ban Chấp hành Hiệp hội làng nghề thêu ren Văm Lâm, trung bình cứ 100 lượt khách đến với Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động thì chỉ có khoảng 2 lượt khách đi du lịch làng nghề. Hiện nay, chỉ có một số Công ty lữ hành quốc tế đưa làng nghề Văn Lâm trở thành một điểm đến trong hành trình của du khách
ngoài, đến từ Pháp, Canađa, Trung Quốc... Số lượng du khách Việt Nam biết và đến tham quan làng nghề còn hạn chế. Do vậy một số hộ tập trung liên kết lập thành doanh nghiệp kiêm sản xuất và tổ chức du lịch luôn.
Số lượng khách tham gia vào hoạt động du lịch làng nghề theo đúng nghĩa (tham quan làng nghề, tìm hiểu quá trình sản xuất hàng thêu ren) chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, mỗi năm chỉ có khoảng trên dưới 10.000 lượt người (khoảng 2%) và có tới 85% là khách quốc tế. Đa số những vị khách này lựa chọn việc lưu trú tại các khách sạn xung quanh bến thuyền Tam Cốc hoặc các nhà nghỉ homestay để tiện cho việc trải nghiệm...
Số lượng khách nội địa tham gia vào loại hình du lịch làng nghề tại làng thêu ren Văn Lâm chỉ chiếm khoảng 15% tổng số khách đến làng nghề, trong đó đa phần là đối tượng học sinh, sinh viên và những du khách thích tham quan, tìm hiểu hoặc đang nghiên cứu về các lĩnh vực văn hoá.
Nắm bắt thực tế này ông Vũ Thành Luân, Chủ tịch Ban Chấp hành làng nghề thêu ren Văn Lâm đã hoàn thành xây dựng mô hình du lịch Homstay tại gia đình. Quy mô 10 phòng nghỉ chủ yếu phục vụ du khách đi du lịch và muốn tham quan trải nghiệm công việc thêu ren Văn Lâm. Tại đây khách sẽ được cung cấp các nguyên liệu phục vụ cho công đoạn thêu và có thợ hướng dẫn thêu, sau khi hoàn thành sản phẩm du khách được mang về làm kỷ niệm…Đây là mô hình du lịch làng nghề Homstay đầu tiên của làng nghề thêu ren Văn Lâm.
Để lưu giữ làng nghề truyền thống phục vụ cho phát triển du lịch, chính quyền địa phương cũng như người dân Văn Lâm và một số doanh nghiệp trên địa bàn đã có sự thay đổi nhận thức nhằm khôi phục lại nghề thêu truyền thống, đặc biệt là thêu mầu.
Tiêu biểu trong số đó là Doanh nghiệp Minh Trang. Chị Vũ Thị Hồng Yến, chủ doanh nghiệp cho biết: Sau khi thị trường xuất khẩu giảm sút, doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược kinh doanh, chú trọng đến thị trường nội địa, tạo ra những sản phẩm, mẫu mã đa dạng, các sản phẩm dễ ứng dụng như khăn trải bàn, túi xách, ví, quần áo, tranh thêu về phong cảnh Ninh Bình… từ đó tạo thương hiệu cho du lịch Ninh Bình và góp phần giữ lửa cho làng nghề, đáp ứng được mọi nhu cầu của người
tiêu dùng và du khách tại các điểm du lịch. Đây được xem là một hướng đi đúng không chỉ của doanh nghiệp mà còn phù hợp với định hướng của tỉnh về phát triển du lịch gắn với làng nghề.
Theo thống kê của Sở Công thương, năm 2011 ở Văn Lâm có 548 trên tổng số 996 hộ gia đình tham gia sản xuất thêu ren, trong đó có 8 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thêu, thêu pha rua, ren và hàng thêu đính cườm. Năm 2017, còn 200/1.013 hộ gia đình sản xuất thêu ren (chiếm 19%), với 200/2.500 lao động (chiếm 8%), thu nhập bình quân 3.500.000 đồng/người/tháng.
Hình thức các công ty hay các doanh nghiệp kinh doanh hàng thêu ren mới xuất hiện ở Văn Lâm với gần 10 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể đứng ra làm chủ thầu thuê công nhân làm việc trong các xưởng hoặc thu mua hàng do các hộ gia đình và các xưởng khác sản xuất ra. Một số doanh nghiệp lớn ở Văn Lâm là: Công ty TNHH Thêu ren Mặt Trời Xanh; Tam Cốc, Mỹ Hương, Minh Trang, An Lộc… Hiện nay du khách đến tham quan tại các xưởng thêu của các doanh nghiệp lớn trong làng là chính, việc tìm hiểu và tham quan tại các hộ gia đình chưa phổ biến.
Để hỗ trợ du lịch làng nghề Văn Lâm, UBND tỉnh Ninh Bình đã có quy hoạch phát triển làng nghề Văn Lâm. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc mở rộng sản xuất, đưa Văn Lâm trở thành một làng nghề có tiềm năng vươn xa, sản phẩm của làng nghề sẽ có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, theo đó mô hình du lịch làng nghề cũng sẽ phát triển, góp phần làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế - công nghiệp - dịch vụ, bảo đảm cho làng nghề tiếp tục tăng về số lượng, quy mô, sản xuất ổn định, hiệu quả bền vững.
Bảng 3.2. Số lượng các loại sản phẩm thêu ren Văn Lâm qua các năm 2016 -2018
Loại sản phẩm ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ tăng trưởng 17/16 18/17 BQ Hàng thêu nghìn SP 10.580 11.286 11.958 106,67 105,95 106,31 Hàng ren m 2.974 3.054 3.128 102,69 102,42 102,56
Theo bảng trên ta thấy quy mô về mặt số lượng của các sản phẩm thêu ren tại địa bàn làng nghề huyện Hoa Lư tăng trong 3 năm 2016-2018. Năm 2016 số lượng hàng thêu 10.590 nghìn sản phẩm thì năm 2018 đã tăng lên đến 11.958 nghìn sản phẩm. Giá trị sản xuất của mặt hàng thêu trên địa bàn huyện Hoa Lư tăng trong 3 năm gần đây, năm 2016 tổng giá trị là 70.661 triệu đồng, thì đến năm 2018 tổng giá trị sản xuất đã là 92.950 triệu đồng. Nhờ sự tăng trưởng trong sản xuất đã giải quyết một phần công ăn việc làm cho các hộ gia đình.
Sản phẩm thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư rất đa dạng và phong phú, cả về mẫu mã, chủng loại lẫn kích cỡ của các sản phẩm. Mỗi một sản phẩm thêu ren đều không giống nhau đó là sự kết hợp giữa phương pháp thủ công tinh xảo và khả năng tinh xảo của nghệ nhân, cho nên mỗi sản phẩm là cả một nghệ thuật thể hiện trong đó.
Sản phẩm nhóm I gồm: Câu đối, Liễn trướng, Hoàng phi
Sản phẩm nhóm II gồm: Tranh thêu các cỡ, cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn
Sản phẩm nhóm III gồm: ga trải giường, áo Kimono, khăn trải bàn, vỏ ga, vỏ gối, lót ly, lót tách.