Các kênh tiêu thụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 65 - 68)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.3.2. Các kênh tiêu thụ

Thị trường tiêu thụ của làng nghề thêu ren Văn Lâm hiện nay vẫn nhỏ lẻ, phân tán, kiểu mạnh ai, mạnh doanh nghiệp nào tìm kiếm được thị trường hay qua trung gian thì có thị trường tiêu thụ. Các hộ gia đình hay các doanh nghiệp kinh doanh còn gặp khó khăn do cơ sở hạ tầng kém, công tác tiếp cận thông tin thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin, xúc tiến quảng bá sản phẩm còn nhiều hạn chế. Khác với nhiều làng nghề thủ công khác thị trường tiêu thụ của thêu ren Văn Lâm chủ yếu là thị trường xuất khẩu, chiếm tỷ trọng khoảng 85-90%. Mỗi năm doanh số xuất khẩu đạt hàng trăm tỷ đồng.

Đối với các hộ gia đình làm nghề đơn lẻ, họ làm ra sản phẩm đem bán cho khách du lịch hoặc mở kiốt bày bán. Đối với các doanh nghiệp, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu thông qua các hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài. Hiện nay, thôn còn 6 doanh nghiệp và 3 hộ cá thể hoạt động nghề thêu. Các doanh nghiệp không chỉ mở xưởng sản xuất tại địa phương mà còn thông qua các hình thức hợp tác: gia công, tổ chức nhiều điểm sản xuất ở các địa phương trong và ngoài huyện. Hướng đi này không chỉ nhằm đảm bảo tiến độ, thời gian, số lượng hàng cho khách mà còn giải quyết việc làm cho nhân dân các địa phương trong thời điểm nông nhàn.

Cửahàng,đại lý

Trung gian Xuất khẩu Công Ty

Hộ sản xuất

Ngườitiêudùng Hợp tác xã

Sơ đồ 3.1. Các kênh tiêu thụ sản phẩm thêu ren

Thị trường trong nước: Sản phẩm của thêu ren Văn Lâm chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Thị trường trong nước tiêu thụ ít hơn do đặc trưng của sản phẩm thủ công tỉ mỉ, tinh xảo, giá thành cao, nên kén thị trường, mặt khác điều kiện kinh tế trong nước còn hạn chế. Thị trường tiêu thụ trong nước gồm các sản phẩm bán cho khách du lịch và một số ít sản phẩm do các công ty, hay cá nhân, tổ chức trong nước đặt hàng nhỏ lẻ của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Dương… Dọc con đường vào Tam Cốc có đến hơn 20 cửa hàng bày bán các sản phẩm thêu như tranh thêu, túi, ví, áo, khăn trải bàn, ga, gối, bộ đồ… cho khách du lịch làm quà lưu niệm.

Các cửa hàng gần bến thuyền Tam Cốc, chủ yếu bày bán sản phẩm thêu ở khắp nơi như tranh thêu Hà Tây, đồ lưu niệm thêu máy ở Nam Định, quần áo thêu, túi ví, mũ của Sài Gòn, hàng Trung Quốc…Những sản phẩm này được gọi chung là "hàng chợ". Người ta đem hàng về tiếp thị tận nơi với giá rẻ. Các sản phẩm thêu này so với hàng thêu Văn Lâm có sự khác biệt rất lớn, nhưng khách du lịch chỉ thoảng qua thôi thì không thể biết được còn người trong nghề nhìn là phát hiện ra ngay. Nhưng sản phẩm thêu của Văn Lâm không phù hợp để bày bán thành hàng lưu niệm cho số đông du khách vì giá thành đắt gấp 3-5 lần, thậm chí có sản phẩm đắt gấp hàng chục lần giá của các sản phẩm hàng chợ được nhập từ các nơi khác về.

Thị trường xuất khẩu: Hiện nay sản phẩm thêu ren của Văn Lâm đã chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu. Đối với thị trường châu Âu, mặt hàng này được ưa chuộng hơn ở các nước: Tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp, Đức… Đối với các nước trong khu vực châu Á thì có Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong nhiều năm, số lượng hàng xuất khẩu sang các nước này có tỷ lệ lớn hơn so với mặt hàng tiêu thụ trong nước. Về phương

diện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Hiệp hội làng nghề ở Văn Lâm thường xuyên chú trọng đến hoạt động quảng bá sản phẩm của địa phương mình ở nhiều hội chợ trong, ngoài nước. Tại các hội chợ lớn ở các nước: Đức, Nga…, các sản phẩm thêu ren của Văn Lâm đều có mặt trong những gian hàng bày bán, giới thiệu sản phẩm. Theo đánh giá của Hiệp hội, sản phẩm của làng nghề Văn Lâm đã được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. Đây là hoạt động mang tính tích cực của làng nghề Văn Lâm, đó cũng là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất của làng nghề trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Những tấm ga trải giường, mặt gối, bộ khăn ăn từ 6 đến 36 chiếc, rèm cửa, áo ki-mô-nô, áo hanbok, khăn tay, tranh, ảnh... tạo được lòng tin với khách hàng khó tính ở những nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Italia, Anh, Mỹ...

Trước năm 2009, cả xã có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thêu ren xuất khẩu, nhưng đến nay chỉ còn 06 doanh nghiệp đang hoạt động, trong số đó có doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng hoặc xin tạm ngừng hoạt động hoặc chuyển hình thức kinh doanh. Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thêu ren ở Văn Lâm rơi vào cảnh khó khăn là do các sản phẩm thêu ren, rua ở Văn Lâm chủ yếu phục vụ xuất khẩu sang các nước phương Tây như: Pháp, Đức, Ý… các doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào thị trường xuất khẩu mà bỏ quên thị trường các nước Châu Á và nội địa. Do đó khi khủng hoảng kinh tế ở các nước phương Tây (năm 2009) thì sản phẩm thêu ren của Văn Lâm dần mất đi những khách hàng lớn và không kịp thay đổi để thích ứng với thị trường khác…

Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp thêu ăn nên làm ra, đạt doanh thu cao như: Công ty TNHH một thành viên Mặt Trời Xanh doanh số xuất khẩu 40 tỷ đồng/năm, Doanh nhiệp tư nhân Minh Trang doanh số xuất khẩu gần 20 tỷ đồng/năm, doanh nghiệp tư nhân Thái Liên handmade khoảng 700 triệu/1 năm ... Với các gia đình làm hàng đơn lẻ, thu từ nghề thêu cũng đạt khoảng 100.000 đồng đến 150.000đồng/ người/ ngày.

Tuy các nghề thêu ren có xu hướng giảm so với những năm trước, nhưng hiện nay thêu ren vẫn là nghề có được thu nhập tương đối, hàng năm tổng doanh số xuất khẩu đạt hàng trăm tỷ đồng. Nghề thêu đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã

xuống còn 3,88% (theo tiêu chí mới). Năm 2018, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn xã Ninh Hải đạt 33,3 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân của thợ thêu đạt 3,5 triệu đồng/1 tháng. Việc tạo điều kiện cho nghề thủ công trong đó có nghề thêu phát triển sẽ góp phần phát triển kinh tế vừa bảo tồn được làng nghề truyền thống.

Như vậy, sản phẩm của làng nghề chủ yếu tiêu thụ qua công ty tư nhân, thương lái, thông qua mai mối từ khách quen, hay nghe danh tiếng mà khách hàng tự tìm đến đặt hàng. Ngoài ra, thông qua các hội chợ triển lãm, xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước... đây là những cơ hội thuận lợi để thêu ren Văn Lâm quảng bá sản phẩm thương hiệu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)