Kinh nghiệm phát triển làngnghề thủ công ở một số nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 27 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Kinh nghiệm phát triển làngnghề thủ công ở một số nước

1.2.1.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản

Ở Nhật Bản, tuy CNH diễn ra nhanh và phát triển mạnh, song làng nghề vẫn tồn tại, các nghề thủ công vẫn được phát triển. Họ không những chỉ duy trì và phát triển các ngành nghề cổ truyền mà còn mở ra một số nghề mới. Đồng thời, Nhật Bản cũng rất chú trọng đến việc hình thành các xí nghiệp vừa và nhỏ ở thị trấn,thị tứ ở nông thôn để làm vệ tinh cho những xí nghiệp lớn ở đô thị.

Ngành nghề TTCN của Nhật Bản bao gồm: chế biến lương thực, thực phẩm, nghề đan lát, nghề dệt chiếu, nghề thủ công mỹ nghệ, nghề dệt lụa, nghề rèn nông cụ… Đầu thế kỷ thứ XX, Nhật Bản còn 867 nghề thủ công cổ truyền hoạt động. Năm 2007 đã có 2.640 lượt người của 62 nước trong đó có Trung Quốc, Malaysia, Anh, Pháp tới thăm LNTTcủa Nhật.

Trong các ngành nghề nổi lên có nghề rèn là nghề thủ công cổ truyền phát triển ở nhiều làng nghề và thị trấn của Nhật. Thị trấn Takeo tỉnh GiFu là một trong những địa phương có nhiều nghề cổ truyền từ 700 đến 800 năm, đến nay vẫn tiếp tục hoạt động, hiện nay cả thị trấn có khoảng 200 hộ gia đình với 1.000 lao động là thợ thủ công chuyên nghiệp, hằng năm sản xuất ra 9 - 10 triệu nông cụ các loại, với chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Điều đáng chú ý là công nghệ chế tạo nông cụ của Nhật từ thủ công dần dần được HĐH với các máy gia công tiến bộ và kỹ thuật tiên tiến. Thị trấn Takeo có trung tâm nghiên cứu mẫu mã và chất lượng công cụ với đầy đủ thiết bị đo lường hiện đại theo tiêu chuẩn quốc gia. Mặc dù, hiện nay Nhật Bản đã trang bị đầy đủ máy móc nông nghiệp và đạt trình độ cơ giới hoá các khâu canh tác dưới 95%, nhưng nghề sản xuất nông cụ cũng không giảm sút nhiều. Nông cụ của Nhật Bản với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài [11].

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Ở Thái Lan có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Các ngành nghề thủ công truyền thống như chế tác vàng bạc, đá quý, đồ trang sức...Để phát triển những ngành nghề và làng nghề này Thái Lan đã tích cực tăng cường công tác hỗ trợ phát triển như: Mời các nghệ nhân tay nghề giỏi giảng dạy cho các công nhân,và những người có nhu cầu học nghề. Công việc này được tổ chức thường xuyên hàng năm và thu được hiệu quả cao. Bên cạnh đó, Thái Lan áp dụng chính sách đổi mới các khâu sản xuất dựa trên nền tảng những công nghệ truyền thống. Kết quả của những chính sách này đã tạo ra nhiều hàng hóa xuất khẩu đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới. Do kết hợp tay nghề của người nghệ nhân tài hoa với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, mà sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, cạnh tranh được trên thị trường. Nghề gốm sứ cổ truyền của Thái Lan trước đây chỉ sản xuất để đáp ứng tiêu dùng trong nước. Nhưng gần đây, ngành này đã phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ đứng thứ 2 sau gạo (xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và Châu Âu). Vùng gốm truyền thống ở Chiêng Mai đang được xây dựng thành trung tâm gốm quốc gia với 3 mặt hàng: gốm truyền thống, gốm công nghiệp, gốm mới được sản xuất trong 21 xí nghiệp

chính và 72 xí nghiệp lân cận. Cho đến nay 95% hàng xuất khẩu của Thái Lan là đồ dùng trang trí nội thất và quà lưu niệm [11].

1.2.1.3 Kinh nghiệm của Inđônêxia

Chương trình phát triển ngành nghề TTCN được Chính phủ Inđônêxia hết sức quan tâm bằng việc lần lượt đề ra các kế hoạch 5 năm.

- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất: Xây dựng các xưởng và trung tâm để bán các sản phẩm TTCN của các làngnghề.

- Kế hoạch 5 năm lần thứ hai: Thực hiện các dự án hướng dẫn và phát triển công nghiệp nhỏ nhằm giáo dục, đào tạo, mở mang các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của những doanh nghiệpnhỏ.

- Kế hoạch 5 năm lần thứ ba: Chính phủ đứng ra tổ chức một số cơ quan để quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cung cấp vật tư thiết bị, tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề.

Chính phủ đã thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống. Các trung tâm công nghiệp có trách nhiệm giúp đỡ làng nghề truyền thống nâng cao năng lực quản lý, quy trình công nghệ marketing, cung cấp tài chính, mua nguyên liệu thô và đứng ra đảm bảo cho làng nghề truyền thống vay vốn ngân hàng, còn làng nghề truyền thống có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, đồng thời làm nhiệm vụ gia công cho trung tâm công nghiệp lớn. Thậm chí có lúc trung tâm công nghiệp lớn còn đứng ra giúp đỡ làng nghề truyền thống bán sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế hoặc thường xuyên trao đổi cung cấp thông tin cần thiết về thị trường xuất khẩu, những mặt hàng đang được ưa chuộng và có nhu cầu lớn trên thị trường. Có thể nói, sự nỗ lực của Chính phủ trong việc phát triển ngành nghề TTCN ở nông thôn đã đem lại những hiệu quả thiết thực ở Inđônêxia [1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)