Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 41 - 45)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ Bộ NN & PTNT và các cơ quan trong huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình như: Sở, phòng NN&PTNT, phòng NN&PTNT, phòng Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê. Sử dụng các báo cáo thống kê định kỳ và điều tra chuyên môn. Tác giả cập nhật những vấn đề phục vụ cho từng nội dung đề tài: Bổ sung hoàn chỉnh cơ sở lý luận của đề tài, những thông tin chung của vùng nghiên cứu nhằm hệ thống hóa tài liệu trong vùng nghiên cứu, làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp.

Bên cạnh việc thu thập và tính toán từ những số liệu đã công bố từ các nguồn đã nêu tác giả còn thu thập tài liệu thứ cấp qua các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các websites chuyên ngành.

2.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra toàn bộ các làng nghề thêu ren và điều tra đại diện một số cán bộ thuộc cơ quan quản lý Nhà nước về thực hiện bảo vệ môi trường của chủ hộ.

+ Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) trực tiếp tiếp xúc với chủ hộ và những người có liên quan tạo điều kiện để họ tự bộc lộ, mô tả những điều kiện sản xuất, những kinh nghiệm, những khó khăn và những mong đợi để thu thập được thông tin. Thông tin thu thập được dùng để phân tích đánh giá các tác động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của các làng nghề thêu ren và kiểm định lại những kết quả nghiên cứu đưa ra.

+ Phương pháp điều tra phỏng vấn từng chủ hộ: Trước hết xây dựng phiếu điều tra, sau đó điều tra thử và điều tra thật cho phù hợp với thực tế.

a. Chọn mẫu nghiên cứu

Chọn điểm điều tra: Huyện Hoa Lư có 11 xã, nhưng thêu ren tập trung chủ yếu ở làng Văn Lâm thuộc xã Ninh Hải, nên tôi lựa chọn các hộ trong xã Ninh Hải để điều tra về tình hình sản xuất, kinh doanh của các làng nghề thêu ren truyền thống của huyện Hoa Lư.

+ Thu thập thông tin sơ cấp (khảo sát điều tra): Thông qua việc tham quan, khảo sát điều tra, phỏng vấn trực tiếp ở các làng nghề thêu trên địa bàn huyện Hoa Lư. Đối tượng được điều tra là các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các làng nghề thuộc của huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Phân bố mẫu điều tra được thể hiện tại bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân bố mẫu điều tra

Đối tượng phỏng vấn Số lượng

Hộ gia đình làm nghề 80

Doanh nghiệp 20

Cán bộ huyện, xã 5

Tổng 105

Nguồn: tác giả tổng hợp

Theo số lượng mẫu tác giả phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn.

b. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

* Mục tiêu của hoạt động điều tra: Nhằm thu thập chính xác các thông tin về sự ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đến việc phát triển làng nghề thêu ren. Cùng với phiếu điều tra, người điều tra kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ về việc phát triển phát triển làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Từ đó, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp làm cơ sở phát triển làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.

* Quy trình điều tra:

Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra, việc thiết kế phiếu điều tra tác giả tham khảo qua nhiều công trình nghiên cứu, điều tra về phát triển làng nghề thêu ren và các cán bộ thống kê ở địa phương, nhằm thu thập hệ thống thông tin một cách đầy đủ, phản ánh tương đối toàn diện về thực trạng phát triển SX-KD của TT. Nội dung phiếu điều tra gồm: Tên chủ hộ, địa chỉ, tuổi, trình độ văn hóa của chủ hộ, số lao động của hộ, người cung cấp thông tin, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin áp dụng công nghệ thông tin trong việc SX-KD, …. liên quan đến phát triển làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

Bước 2: Xây dựng phương án điều tra căn cứ vào danh sách các hộ và cán bộ quản lý cấp nhà nước cùng với phiếu điều tra đã xây dựng phương án điều tra như: Mục đích điều tra; nội dung điều tra; phạm vi, đơn vị và đối tượng điều tra; thời điểm, thời gian điều tra; phương pháp điều tra; lực lượng tiến hành điều tra; kinh phí và các điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện; trách nhiệm của các cá nhân liên quan; tổng hợp, phân tích và công bố kết quả điều tra.

Bước 3. Thực hiện điều tra thực tế tại 105 hộ và cán bộ tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

2.3.2. Tổng hợp thông tin

- Thông tin, số liệu thu thập được sàng lọc, phân loại, sắp xếp theo phương pháp thống kê một cách có hệ thống qua việc phân tổ và đưa vào các bảng, đồ thị.

- Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên

cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến trong luận văn đặc biệt trong việc phân chia các nhóm hộ đầu tư cao đến thấp.

- Phương pháp trình bày số liệu:

+ Trình bày dạng bảng: Bảng thống kê được sử dụng trong đề tài nhằm biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc giúp mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng trong việc phát triển làng nghề thêu ren. Bảng thống kê được sử dụng một cách khoa học, có tác dụng quan trọng trong phân tích thống kê. Phương pháp này nhằm chủ yếu giải quyết mục tiêu thứ hai của đề tài là phân tích thực trạng phát triển làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

+ Trình bày dạng đồ thị: Đồ thị thống kê được sử dụng trong luận văn với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của việc phát triển làng nghề thêu ren.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

* Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này tác giả sử dụng để phân tích đặc điểm về đất đai, nhân khẩu, lao động, cơ cấu kinh tế của huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, phân tích tình hình biến động của phát triển làng nghề thêu ren. Giải quyết mục tiêu thứ hai của đề tài là nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển phát triển làng nghề thêu ren tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

Bên cạnh phương pháp thống kê mô tả so sánh qua các chỉ số phát triển liên hoàn, phát triển bình quân… nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề thêu ren qua các năm, tìm ra nguyên nhân để đề xuất giải phát triển làng nghề thêu ren.

* Phương pháp so sánh

- So sánh sự biến động về các điều kiện KT-XH của huyện Hoa Lư tỉnh Ninh. - So sánh sự biến động của các chỉ tiêu của làng nghề thêu ren qua các năm.

- So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của hô trong làng nghề thêu ren trong cùng một thời điểm và điều kiện sản xuất để rút ra kết luận.

* Phương pháp dự báo thống kê

Phương pháp này giúp dự báo được hiện tượng kinh tế xảy ra trong tương lai thông qua số liệu thống kê của hiện tượng đã xảy ra trong những năm qua. Tác giả sử dụng phương pháp này để dự kiến các chỉ tiêu phát triển làng nghề thêu ren trong tương lai. Ngoài sử dụng phương pháp dự báo định tính như phương pháp ngoại suy, kết hợp với tham khảo ý kiến các chuyên gia để dự báo các chỉ tiêu phát triển làng nghề thêu ren đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)