Vấn đề chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển làngnghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 54)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

3.1.2 Vấn đề chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển làngnghề

thêu ren của huyện

Để phát triển các làng nghề trên cả nước nói chung cũng như làng nghề thêu ren huyện Hoa Lư nói riêng đạt hiệu quả cao, các Bộ, ngành Trung Ương đến địa phương đã đưa ra và thực hiện các chủ trương, chính sách như:

Các chủ trương chính sách của Trung ương

Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát trển ngành nghề nông thôn. Nhà nước sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung. Các cơ sở ngành nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời...

Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 66/2006/NĐ-CP như sau: Công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.

Trong các năm qua thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết 06/NQ-TU của BCH tỉnh uỷ, Quyết định Chương trình số 08- CTr/HU ngày 21/11/2011 của Huyện ủy Hoa Lư, Quyết định số 31/2014/QĐ- UBND. Để thúc đẩy ngành nghề tiểu thủ công nghiệp nói chung và làng nghề thêu ren truyền thống nói riêng, cấp uỷ đảng huyện Hoa Lư đã xây dựng nghị quyết, chương trình hành động về phát triển làng nghề. Nhiều chi uỷ, các tổ chức đoàn thể

khối xóm đã đưa chương trình phát triển làng nghề vào nhiệm vụ phát triển kinh tế hàng năm. Chính quyền địa phương cũng đã xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển, thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, khảo sát đánh giá để có kế hoạch sát đúng.

Huyện cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí để quy hoạch các điểm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề, xây dựng thương hiệu cho các làng nghề của huyện. Xây dựng và triển khai Đề án quy hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. Triển khai các danh mục của Đề án được phê duyệt trên địa bàn huyện Hoa Lư.

Phối hợp triển khai các dự án phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch làng nghề thêu Văn Lâm, hàng năm huyện tổ chức ngày vinh danh làng nghề truyền thống ông tổ nghề thêu Lê Công Hành tại Văn Lâm; quảng bá và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho làng nghề.

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, hội thi sáng tạo mẫu mã...Tập huấn nâng cao năng lực quản lý, kinh doanh cho các chủ cơ sở sản xuất làng nghề. Kiện toàn và tập huấn công tác quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ theo dõi lĩnh vực công nghiệp - TTCN xã, thị trấn, tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập mô hình tiên tiến trong sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT, xử lý ô nhiễm môi trường của các làng nghề, cụm, điểm công nghiệp ngoài huyện, thành phố.

Trung tâm khuyến công tỉnh mở được các lớp học nghề và truyền nghề thêu . Các buổi tập huấn về công nghệ khoa học kỹ thuật , đặc biệt có lớp về xây dựng thương hiệu cho các hộ sản xuất , doanh nghiệp.

Huyện đã tranh thủ các cơ chế, chính sách của tỉnh, đồng thời hỗ trợ cho các làng nghề tổ chức đi tham quan các làng nghề ngoài tỉnh 02 đợt, tham gia hội chợ triển lãm ở Hà Nội và trong tỉnh 03 đợt. Lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận làng nghề cho 01 khối và đề nghị huyện công nhận làng có nghề cho 04 khối. Tính đến nay trên địa bàn huyện Hoa Lư đã được công nhận 25 làng nghề; UBND tỉnh công nhận làng nghề thêu ren truyền thống cho một số làng nghề. Như làng nghề thêu ren Văn Lâm, Đình Tổ , Đào Xá, Từ Vân.

Hiện tại, các hoạt động sản xuất của làng nghề chịu trách nhiệm quản lý chủ yếu của UBND xã Ninh Hải và Sở Công thương tỉnh Ninh Bình. Tuy nhiên, đây là sự quản lý về mặt tổ chức sản xuất kinh doanh và sản phẩm của làng nghề tương tự như sự quản lý đối với các hoạt động kinh tế thông thường khác. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng quản lý Nhà nước và theo dõi trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh

Làng nghề thêu ren Văn Lâm, ngoài sự quản lý trực tiếp của Sở Công thương tỉnh, UBND xã dưới góc độ quản lý trực tiếp về hành chính và chuyên môn, công tác bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, làng nghề còn có sự liên kết, phối hợp trong công tác quản lý của các ngành như nông nghiệp và phát triển nông thôn có chính sách việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới trong đó có chính sách phát triển làng nghề. Ngành tài nguyên và môi trường liên quan đến công tác kiểm tra hướng dẫn công tác đảm bảo môi trường làng nghề. Ngành giao thông vận tải có chính sách phát triển đường giao thông nông thôn trong đó có các làng nghề... Đồng thời có sự chỉ đạo, hướng dẫn từ trung ương đến cơ sở về công tác bảo tồn phát triển làng nghề của các cấp chính quyền địa phương. Sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, các cấp góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề bền vững trong xu thế biến đổi toàn cầu hóa như hiện nay.

Trên địa bàn thôn Văn Lâm đã thành lập được nhiều tổ sản xuất, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng thêu ren. Hiện tại các doang nghiệp, hộ kinh doanh đã có sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác sản xuất, hõ trợ dạy nghề, quảng bá sản phẩm, nhưng sự liên kết ấy còn mờ nhạt, theo lối “mạnh ai nấy làm”, “hộ nào biết hộ đấy” nên chưa đem lại hiệu quả cao. Công tác quản lý sản xuất trong làng nghề ở các doanh nghiệp còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập do đội ngũ quản lý không được đào tạo một cách bài bản chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, sự học hỏi lẫn nhau bởi vậy thiếu những kỹ năng xử lý, ứng biến đối với các tình huống khó khăn gặp phải trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên thị trường hiện nay.

giữ nghề, truyền nghề, và phát triển làng nghề một cách bền vững, hợp lý. Thêu ren Văn Lâm cũng không nằm ngoài xu thế chung là phát triển bền vững, bảo tồn những giá trị bản sắc riêng có, phát huy yếu tố nội tại vốn có và phát triển làng nghề gắn với du lịch. Đặc biệt trong những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình rất quan tâm, chú trọng đến việc bảo tồn, phát triển làng nghề nói chung và thêu ren Văn Lâm nói riêng. Từ năm 2006 đến nay, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Ninh Bình đã quan tâm xây dựng chủ trương, chính sách, chỉ đạo phát triển nghề, làng nghề thể hiện qua các văn bản: Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 09/8/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 06/10/2006 của UBDN tỉnh về đẩy mạnh phát triển, trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ giai đoạn 2006 - 2010. Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày 13/7/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Kế hoạch 07/KH- UBND ngày 17/7/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình về thực hiện Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, trong đó xác định nhiệm vụ và giải pháp về khuyến khích phát triển làng nghề phục vụ du lịch với các sản phẩm làng nghề truyền thống. Trên cơ sở những chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh, các cấp, các ngành, các huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm chỉ đạo. Quyết định số 874/QĐ-UBND ngày 23/11/2011 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt đề cương, dự toán lập quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Văn bản gần đây nhất, về bảo tồn phát triển tổng thể nghề, làng nghề có ý nghĩa chiến lược và cụ thể là Quyết định số 615/QĐ-UBND ngày 28/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề gắn với du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy hoạch có 2 nội dung là Quy hoạch phát triển nghề và Quy hoạch phát triển làng nghề. Với mục tiêu bảo tồn và phát triển làng nghề hiện có và du nhập nghề mới, gắn hoạt động sản xuất của làng nghề với các hoạt động du lịch, lễ hội truyền thống; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái…

Tỉnh Ninh Bình cũng ban hành kịp thời chính sách khen thưởng, tôn vinh nghệ nhân: Quyết định số 01/2013/QĐ- UBND ngày 08/01/2013 của UBND tỉnh

Ninh Bình về việc ban hành định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình; Quyết định sửa đổi bổ sung một số điều quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu nghệ nhân thủ công mỹ nghệ tỉnh Ninh Bình, ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ- UBND ngày 08/01/2013 của UBND tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong những yếu tố động viên tích cực, kịp thời cho các nghệ nhân yêu nghề, đam mê truyền nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)