Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến phát triển kinh tế trang trại theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 40 - 41)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đến phát triển kinh tế trang trại theo

theo hướng bền vững

* Những thuận lợi

Huyện Hoa Lư có những thuận lợi cơ bản sau:

- Điều kiện tự nhiên nhìn chung thuận lợi cho việc phát triển đa dạng về cây trồng và vật nuôi.

-Tài nguyên đất còn có thể đưa vào sử dụng với hệ số cao để nâng cao sản lượng cây trồng và vật nuôi.

- Tài nguyên rừng là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng.

- Giao thông đi lại và vị thế của vùng tương đối thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, kinh tế hàng hóa với các tỉnh lân cận.

- Kinh tế huyện có xu hướng chuyển dịch tốt, tốc độ tăng trưởng khá với nguồn lao động dồi dào và trẻ.

- Di tích lịch sử và phát triển du lịch rất thuận cho việc phát triển các làng nghề truyền thống, trong đó là sản phẩm thêu ren.

* Những khó khăn

- Địa hình miền núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc triển khai KH- CN với quy mô của sản xuất lớn ở vùng nông thôn.

- Trình độ nguồn nhân lực của huyện không cao.

- Phong tục tập quán của người dân vùng cao vẫn còn lạc hậu. - Cơ sở hạ tầng ở khu vực vùng sâu trong nông thôn vẫn còn thấp.

Những yếu tố thuận lợi cũng như khó khăn về các điều kiện tự nhiên và con người của huyện Hoa Lư là những thông tin đầu vào quan trọng cho việc cân nhắc lựa chọn ưu tiên phát triển KT-XH nói chung và KTTT nói riêng. Nghiên cứu lựa chọn loại hình KTTT phù hợp với điều kiện của huyện Hoa Lư là hết sức quan

trọng để phát huy hiệu quả những tiềm năng và thế mạnh đồng thời giảm bớt những khó khăn cho phát triển kinh tế của Hoa Lư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)