Bảng 3 .6 Chi phí sản xuất một số mặt hàng thêu ren chính của làngnghề
Bảng 3.9 Biến động giá sản phẩm thêu từ 2016-2018
ĐVT: 1.000 đồng/SP Sản phẩm ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TĐPT BQ (%) 1. Nhóm 1 - Câu đối Bộ 220.000 245.000 258.000 108,29
- Liễn trướng Chiếc 215.000 230.000 253.000 108,48
- Hoành phi Chiếc 230.000 255.000 265.000 107,34
2. Nhóm II
- Tranh thêu cỡ nhỏ
(15cmX30cm) Chiếc 110.000 125.000 135.000 110,78
-Tranh thêu cỡ TB (25cmX70cm) Chiếc 4.851 4.794
Hàng chất lượng TB Chiếc 825.000 945.000 1.025.000 111,46
Hàng chất lượng cao Chiếc 3.456.000 3.986.000 4.012.000 107,74
- Tranh thêu cỡ to (>1mX70cm) Chiếc
Hàng chất lượng TB Chiếc 2.100.000 2.350.000 2.540.000 109,98
Hàng chất lượng cao Chiếc 7.125.000 8.264.500 9.652.000 116,39
3. Nhóm III
- Ga trải giường Bộ 16.750 15.853
- Khăn trải bàn Chiếc 16.311 15.852
- Lót ly, tách Bộ 8.627 8.159
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Nhìn vào bảng ta nhận thấy giá sản phẩm thêu ren bán ra qua các năm có sự tăng nhẹ. Tốc độ tăng bình quân giữa các sản phẩm khoảng 10%. Nguyên nhân cũng thật dễ hiểu, giá cả trên thị trường ngày một leo thang, một số nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất ít đi và phải đến tận nơi khác để tìm kiếm, điều đó ảnh hưởng đến giá bình quân làm ra sản phẩm. Hộ muốn có thu nhập để bù vào các khoản chi phí trung gian thì cần phải tính toán tất cả hợp lý để có doanh thu max, từ đó mới có được lợi nhuận tối đa.
3.3.4 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
a. Kết quả và hiệu quả về mặt kinh tế
Kết quả sản xuất kinh doanh là thước đo đánh giá sự phát triển và quyết định sự tồn tại và phát triển của làng nghề nó góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Có thể nói rằng hoạt động trong các hộ làng nghề rất phong phú và đa dạng nên khó có thể đánh giá một cách toàn diện sâu sắc do vậy trên cơ sở điều tra trực tiếp chúng tôi tổ hợp kết quả sản xuất kinh doanh bình quân của một hộ trong làng nghề. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân của các loại hình sản xuất thêu ren được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.10. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ, doanh nghiệp thêu ren tại Hoa Lư
Chỉ tiêu ĐVT Hộ sản xuất Doanh nghiệp I. Kết quả sản xuất
- Tổng giá trị sản xuất (GO) Trđ 20.102 26.237
- Chi phí trung gian (IC) Trđ 19.232 23.219
- Giá trị gia tăng (VA) Trđ 8.812 13.564
- Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 9.012 11.210
II. Hiệu quả kinh tế
- GO/IC Lần 1,05 1,13 - VA/IC Lần 0,46 0,58 - MI/IC Lần 0,47 0,48 - GO/lđ Trđ 70,04 89,85 - VA/lđ Trđ 30,70 46,45 - MI/lđ trđ 31,40 38,39
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả Kết quả sản xuất về mặt giá trị là chỉ tiêu phản ánh sự phát triển và quy mô hoạt động sản xuất của các hộ, chỉ tiêu này nó quyết định sự tồn tại và phát triển của các hộ sản xuất nghề. Qua số liệu bảng 4.10 cho thấy giá trị sản xuất thêu ren tạo ra tương đối khác nhau giữa các loại hình sản xuất. Kết quả tổng hợp các mẫu điều tra
năm 2015 cho thấy: tổng giá trị sản xuất bình quân nghề thêu ren của hộ gia đình đạt 20.102 triệu đồng, của doanh nghiệp đạt 26.237 triệu đồng. Theo đó, thu nhập hỗn hợp cũng có sự khác nhau, hộ gia đình đạt 9.012 triệu đồng, Doanh nghiệp đạt 11.210 triệu đồng.
Xét về chi phí trung gian IC, chi phí sản xuất phản ánh hao phí vào lao động sống và lao động vật hóa để tạo nên sản phẩm sản xuất, chi phí thấp giúp cho hộ sản xuất có điều kiện có thu nhập cao hơn. Chi phí sản xuất là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất, phản ánh quy trình tốt hay xấu, hiện đại hay thủ công, hiệu quả hay không hiệu quả, mức tiêu tốn nguyên liệu ít hay nhiều. Thu nhập hỗn hợp là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất của các ngành thu được sau khi đã trừ đi các chi phí bỏ ra, nó cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của các hộ. Nhìn vào bảng trên ta thấy mỗi một loại hình tổ chức sản xuất có một chi phí trung gian và mức thu nhập hỗn hợp khác nhau, tất cả các loại hình tổ chức sản xuất truyền thống đều không rơi vào thua lỗ mà đều có lãi.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn của các hình thức tổ chức làng nghề thêu ren. Bảng 4.13 cho thấy, ở loại hình Doanh nghiệp, 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,13 đồng GO, 0,58 đồng VA và 0,48 đồng thu nhập hỗn hợp. Bên cạnh đó, hộ gia đình thì việc sử dụng vốn kém hiệu quả hơn, 1 đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1,05 đồng GO, 0,46 đồng VA và 0,47 đồng thu nhập hỗn hợp. Thu nhập hỗn hợp ở loại hình doanh nghiệp là 38,39 triệu đồng/ năm bình quần thu nhập hàng tháng của của người lao động khoảng 3,2 triệu. Thu nhập của lao động tại các hộ là thấp nhất khoảng 31,4 triệu/ năm tương đương 2,6 triệu đồng/ tháng.
Như vậy từ phân tích trên có thể kết luận rằng loại hình tổ chức sản xuất doanh nghiệp là loại hình nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả sau đó là loại hình tổ chức sản xuất hộ gia đình. Tuy vậy, hiện nay loại hình sản xuất hộ gia đình vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cơ cấu sản xuất của làng nghề, mà loại hình này hiệu quả lại thấp nhất. Do đó cần có biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu loại hình tổ chức sản xuất tại làng nghề thêu truyền thống huyện Hoa Lư.
Phát triển làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư không những góp phần làm tăng giá trị sản xuất TTCN mà còn giải quyết được đói nghèo làm ổn định xã hội. Hiệu quả thu nhập về mặt xã hội được thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người tăng và tỷ lệ đói nghèo giảm qua các năm sau.
Bảng 3.11. Đánh giá của người dân về vai trò của Làng nghề trong đời sống
Chỉ tiêu
Hộ sản xuất Doanh nghiệp Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)
1.Tăng thu nhập của hộ 72 90,00 18 90,00
2.Tạo việc làm cho người cao tuổi 70 87,50 19 95,00 3.Số hộ nghèo trong thôn giảm 75 93,75 18 90,00 4.Số lượng các vụ tệ nạn xã hội giảm 73 91,25 17 85,00 5.Xây dựng thương hiệu cho làng nghề 57 71,25 20 100,00 6.Thu hút khách tham quan, du lịch 59 73,75 19 95,00 7.Duy trì và phát huy nét văn hóa LN 78 97,50 20 100,00
Tổng mẫu 80 100,00 20 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Việc sản xuất trong làng nghề còn giữ gìn được những sản phẩm có giá trị cao vừa có ý nghĩa về kinh tế và về bản sắc dân tộc. Đánh giá của người dân ở làng nghề trong các xã về vai trò của làng nghề trong duy trì và phát huy nét văn hóa làng nghề trên 97%.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đã góp phần vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân huyện Hoa Lư. Tỉ lệ người dân trong các hộ làm nghề thêu đánh giá tăng thu nhập của hộ lên trung bình lên đến 90%. Các hộ tham gia sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề có thu nhập cao gấp 3- 5 lần so với các hộ thuần nông, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh nghề thêu ren góp phần hết sức quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo ở Hoa Lư, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương trong suốt thời gian qua. Số lượng các vụ tệ nạn
trọng theo đánh giá được Hoạt động sản xuất nghề thêu ren ở các làng nghề đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn Hoa Lư theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việc phát triển sản xuất nghề thêu ren ở huyện Hoa Lư còn góp phần quan trọng vào việc giữ gìn những sản phẩm có giá trị cao vừa mang ý nghĩa về kinh tế và vừa có ý nghĩa về bản sắc truyền thống của địa phương trung bình trên 70%.
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thêu ren truyền thống tại Hoa Lư
3.4.1 Chủ trương chính sách phát triển làng nghề thêu ren
Để phát triển các làng nghề trên cả nước nói chung cũng như làng nghề thêu truyền thống nói riêng đạt hiệu quả cao, các Bộ, ngành Trung Ương đến địa phương đã đưa ra và thực hiện các chủ trương, chính sách như: Phát triển ngành nghề nông thôn, phát triển CN-TTCN và xây dựng làng nghề thành phố Hà Nội, ban hành quy định công nhận làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến khích PT TTCN và làng nghề trên địa bàn Hà Nội…Cụ thể như sau:
Các chủ trương chính sách của Trung ương.
Cho đến nay, ủy ban nhân dân huyện Hoa Lư đã và đang triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của chính phủ và các Bộ, ngành,trung ương. Một số chính sách cơ bản, chủ yếu đó là:
Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Nhà nước sẽ xây dựng quy hoạch tổng thể và định hướng phát triển ngành nghề nông thôn dài hạn của cả nước và từng vùng kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân và cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Nhà nước hỗ trợ đầu tư hạ tầng làng nghề và ngoài hàng rào các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các cụm cơ sở ngành nghề nông thôn và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung. Các cơ sở ngành
nghề nông thôn di dời ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch được ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí để di dời...
Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định 66/2006/NĐ-CP như sau: Công nhận nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, Xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.
Bảng 3.12. Đánh giá về các chính sách khuyến khích hỗ trợ của Nhà nước
Chỉ tiêu Hộ sản xuất Doanh nghiệp
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)
Rất cần thiết 55 68.75 18 90.00
Cần thiết 23 28.75 2 10.00
Bình thường 2 2.50 0 -
Tổng mẫu 80 100.00 20 100.00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Theo số liệu điều tra cho thấy, trong 80 hộ sản xuất và kinh doanh nghề thêu ren tại địa bàn, chỉ có 2 hộ cho rằng các chính sách của nhà nước không phát huy nhiều tác dụng do có một vài hộ không tiếp cận được với các chương trình hỗ trợ của Nhà nước hoặc gặp khó khăn. Tuy nhiên đa số các hộ, có 68,75 cho rằng chính sách của Nhà nước là rất cần thiết và 28,75% cho rằng là cần thiết. Số liệu cũng chỉ ra rằng trong 20 doanh nghiệp điều tra thì 100% các doanh nghiệp đều cho rằng chính sách của Nhà nước rất cần thiết và quan trọng và đã phát huy tác dụng rõ rệt và tích cực trong thời gian qua.
3.4.2 Chất lượng lao động
Nguồn lao động tham gia vào quá trình sản xuất các ngành nghề bao gồm lao động gia đình và lao động đi thuê ngoài, với quy mô lớn lao động đi thuê ngoài là chủ yếu, ngược lại với cơ sở sản xuất nhỏ thì lại chủ yếu là lao động gia đình. Xem xét về nhân khẩu và lao động của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề, chúng tôi thấy một số đặc điểm cơ bản sau: Số nhân khẩu bình quân một hộ vào khoảng trung bình 4-5 người/hộ. Đối với lao động gia đình họ vừa là người quán xuyến mọi việc trong nhà và đồng thời tham gia vào sản xuất chính của sản phẩm. Họ là người quản lý
trong quá trình sản xuất về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Còn những lao động khác trong gia đình và lao động thuê mướn thì tham gia vào tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
Qua đây cũng cho chúng ta thấy nhân lực ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của các hộ gia đình, mặt khác các hộ sản này đã trở thành nghề chính nên lao động của hộ hay những người trong gia đình đều là những người biết nghề và có tay nghề cao, hơn nữa việc làm ở các làng nghề cũng yêu cầu kỹ thuật thành thục nên thường thuê thêm lao động thời vụ đương nhiên những lao động này là những người có tay nghề, khéo léo, và các lao động này thường là những lao động của xã thuộc các hộ kiêm hoặc lao động nhàn rỗi.
Vấn đề chất lượng lao động: lao động trong làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện Hoa Lư phần lớn lao động làm nghề đều xuất thân từ nguồn lao động nông nhàn ở các gia đình, do vậy trình độ văn hoá kỹ thuật của lao động ở đây là tương đối thấp, chất lượng lao động trong các làng nghề thêu ren còn nhiều hạn chế. Điều tra các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề thêu ren truyền thống trong 4 xã làng nghề nhiều nhất ở địa bàn huyện Hoa Lư. Qua đó ta thấy:
- Thứ nhất về trình độ văn hóa: Tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT chiếm 235 người (35,88%).Tỷ lệ mới tốt nghiệp Tiểu học và thất học còn tới16,03 %. Như vậy ta thấy trình độ văn hoá của lao động ở các làng nghề thêu ren huyện Hoa Lư còn thấp, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp thu kỹ thuật, khả quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh và sự năng động, sáng tạo, thích nghi với sự biến động của thị trường. Đây là một thực tế chung trong các làng nghề trên địa bàn huyện Hoa Lư. Có một lượng khá lớn các em nhỏ trong các làng nghề ở xã, nhất là các em nữ đang còn trong độ tuổi đi học nhưng chỉ học đến hết cấp trung học cơ sở là nghỉ học để tham gia làm nghề cùng gia đình. Nhiều chủ hộ ở các làng nghề cho rằng cũng muốn cho con em họ đi học nhưng việc nhiều, gia đình lại thiếu người nên cho con bỏ học để làm nghề và làm việc ở nhà cũng làm tăng thu nhập cho gia đình. Điều này đã và đang gây nên mất cân đối giữa kinh tế và xã hội tại các làng nghề trên địa bàn huyện. Tỷ lệ được đào tạo tốt nghiệp cao đẳng đại học chiếm 1 tỷ lệ nhỏ khoảng 12%. Đây là một điều
thức, đòi hỏi người lao động phải có một nền tảng kiến thức cao hơn để đạt hiệu quả cao trong lao động, tăng thu nhập cho bản thân người lao động.
- Thứ hai về trình độ tay nghề: Trong 655 người lao động thì số nghệ nhân 12 người chiếm 1,83 %, một tỷ lệ rất nhỏ. Thợ giỏi và thợ lành nghề 171 người chiếm 26%. Điều này cho thấy đây là dấu sự mai một của nghề thêu trên địa bàn huyện Hoa Lư, người dân không còn yêu nghề, gắn bó với nghề, để tận tâm trau dồi nâng cao tay nghề cho bản thân người lao động. Hiện nay, phương pháp dạy nghề trong các làng nghề thêu ren trên địa bàn huyện Hoa Lư, chủ yếu là truyền nghề, lực lượng các nghệ nhân, thợ lành nghề, thợ giỏi chính là lực lượng quan trọng trong công tác đào tạo nghề. Trước vấn đề này đòi hỏi phải tăng cường liên