Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 44 - 45)

4. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận văn

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

* Phương pháp thống kê mô tả:

Phương pháp này tác giả sử dụng để phân tích đặc điểm về đất đai, nhân khẩu, lao động, cơ cấu kinh tế của huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, phân tích tình hình biến động của phát triển làng nghề thêu ren. Giải quyết mục tiêu thứ hai của đề tài là nghiên cứu phân tích thực trạng phát triển phát triển làng nghề thêu ren tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình.

Bên cạnh phương pháp thống kê mô tả so sánh qua các chỉ số phát triển liên hoàn, phát triển bình quân… nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề thêu ren qua các năm, tìm ra nguyên nhân để đề xuất giải phát triển làng nghề thêu ren.

* Phương pháp so sánh

- So sánh sự biến động về các điều kiện KT-XH của huyện Hoa Lư tỉnh Ninh. - So sánh sự biến động của các chỉ tiêu của làng nghề thêu ren qua các năm.

- So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của hô trong làng nghề thêu ren trong cùng một thời điểm và điều kiện sản xuất để rút ra kết luận.

* Phương pháp dự báo thống kê

Phương pháp này giúp dự báo được hiện tượng kinh tế xảy ra trong tương lai thông qua số liệu thống kê của hiện tượng đã xảy ra trong những năm qua. Tác giả sử dụng phương pháp này để dự kiến các chỉ tiêu phát triển làng nghề thêu ren trong tương lai. Ngoài sử dụng phương pháp dự báo định tính như phương pháp ngoại suy, kết hợp với tham khảo ý kiến các chuyên gia để dự báo các chỉ tiêu phát triển làng nghề thêu ren đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển làng nghề thêu ren truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)