Xây dựng củng cố nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, kiểm tra giám sát của nhà nƣớc trong việc giải quyết mối quan hệ hài hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 110 - 113)

hội, kiểm tra giám sát của nhà nƣớc trong việc giải quyết mối quan hệ hài hòa về lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân

Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, sự quản lý của nhà nƣớc đối với doanh nghiệp tƣ nhân trong đó có doanh nghiệp dệt may là rất cần thiết và quan trọng. Sự quản lý, giám sát của nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này hoạt động đúng định hƣớng và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp cũng nhƣ lợi ích của ngƣời lao động. Nếu sự quản lý, giám sát của nhà nƣớc thiếu một cơ chế chính sách đúng đắn, thiếu khoa học sẽ làm ảnh hƣởng xấu đến mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp cũng nhƣ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động.

Các ngành, các cấp căn cứ vào chức năng nhiệm vụ phải tăng cƣờng trách nhiệm của mình trong việc chủ động triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng chăm lo đến đời sống ngƣời lao động. Đồng thời kiên quyết xử lý những doanh nghiệp làm ăn vi phạm pháp luật, vi phạm lợi ích kinh tế của ngƣời lao động, có các chế tài chặt chẽ và nghiêm khắc hơn nhằm đảm bảo lợi ích cho ngƣời lao động.

Tăng cƣờng chức năng giám sát của công đoàn: trong đó ban chấp hành công đoàn cơ sở cần tổ chức giám sát việc thực hiện thoả ƣớc lao động tập thể của chủ doanh nghiệp, theo dõi, phát hiện kịp thời các trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động kiến nghị với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý. Phát hiện và giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động phát sinh.

Tổ chức bộ máy hoạt động pháp luật mang tính hệ thống và chiến lƣợc hơn nữa. Bồi dƣỡng nâng cao năng lực cán bộ công đoàn để họ có đủ trình độ, năng lực đảm nhiệm vai trò là ngƣời đại diện bảo vệ lợi ích công nhân lao động, đồng thời là ngƣời phát hiện, chủ động đề xuất giải quyết những xung đột lợi ích giữa ngƣời lao động và doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần có cơ chế chính sách cho cán bộ làm công đoàn trong các doanh nghiệp, trƣớc mắt là cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn. Mở rộng các hình thức tuyên truyền, bổ sung tài liệu phong phú nhằm giáo dục ngƣời lao động ý thức đƣợc quyền lợi của mình khi tham gia lao động.

Để giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội cần đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp, đồng thời, đổi mới phƣơng thức hoạt động của các tổ chức này sao cho phù hợp với tình hình mới, sớm có một chiến lƣợc tổng thể và đồng bộ sau:

- Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục để nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí ngƣời lao động trong thời đại mới. Xuất phát từ thực trạng đời sống của ngƣời ngƣời lao động còn nhiều khó khăn, nên trong quan niệm của xã hội hiện nay, hình ảnh ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân chƣa phải là hình ảnh đƣợc đề cao. Trong điều kiện nhƣ thế, cần có một chiến dịch tuyên truyền, vận động

rộng khắp trong xã hội nhằm cho xã hội nhận thức đƣợc vai trò và vị trí quan trọng của ngƣời lao động trong sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh cũng nhƣ của cả nƣớc.

- Có chiến lƣợc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vừa đông đảo, có chất lƣợng cao, vừa phong phú, đa dạng nhằm mang lại lợi ích tối đa cho ngƣời lao động khi tham gia lao động sản xuất kinh doanh.

- Cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế Dân chủ trong các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó có doanh nghiệp dệt may tƣ nhân. Một khi ngƣời lao động đƣợc tôn trọng, đƣợc thực sự góp phần vào quá trình phát triển doanh nghiệp thì sẽ tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ, công nhân yên tâm và hăng say làm việc, sáng tạo mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và bản thân.

- Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp; đồng thời, đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp phù hợp với tình hình mới. Trong thời gian vừa qua, vai trò của Đảng trong các doanh nghiệp khá mờ nhạt. Các tổ chức chính trị - xã hội trong nhiều doanh nghiệp hầu nhƣ rất lúng túng trong phƣơng hƣớng hoạt động, không hoạt động hoặc hoạt động chỉ mang tính hình thức. Đặc biệt tạo lập mối quan hệ mới giữa Đảng và tổ chức công đoàn, từng bƣớc góp phần đƣa Công đoàn trở thành một tổ chức hùng mạnh, thực sự xứng đáng là tổ chức hoạt động vì quyền lợi chính đáng của toàn thể công nhân, lao động. Sự lãnh đạo sát sao của Đảng đối với tổ chức công đoàn sẽ là một sức mạnh mới thiết thực góp phần bảo vệ, chăm sóc và phát triển lực lƣợng lao động trong các doanh nghiệp.

- Công đoàn nhấn mạnh việc coi trọng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Các cấp công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở, đi sâu vào đời sống công nhân, ngƣời lao động, nắm vững tâm tƣ, nguyện vọng của họ; kịp thời phát hiện những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động; kịp thời tham gia với giới chủ, ngƣời sử dụng lao động đƣa ra những giải pháp tích cực giải quyết những mâu thuẫn này; quan tâm

đến vấn đề tiền lƣơng, tiền thƣởng, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Công đoàn đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kiến thức pháp luật cho ngƣời lao động. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Công đoàn cần tuyên truyền để công nhân tích cực học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, kiến thức pháp luật để tự bảo vệ mình, tồn tại và phát triển trong kinh tế thị trƣờng; hiểu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Công đoàn Việt Nam; thấy đƣợc lợi ích của bản thân, của doanh nghiệp khi thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở.

Công đoàn thực sự là ngƣời đại diện của công nhân lao động, điều hòa quan hệ lao động, thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội. Công đoàn chủ động phối hợp với ngƣời sử dụng lao động thƣơng lƣợng, ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể; tích cực giải quyết mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên để phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động; xây dựng mối quan hệ phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc,... nhằm thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ của mỗi bên, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động. Thay mặt công nhân lao động, Công đoàn tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật đáp ứng yêu cầu hội nhập, tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật, nhất là các chính sách, pháp luật liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, thực hiện tốt cơ chế đối thoại giữa ngƣời lao động với ngƣời sử dụng lao động, chủ động tham gia giải quyết có hiệu quả các tranh chấp lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)