Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 53 - 54)

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về số lƣợng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với hơn 19 ngàn doanh nghiệp tƣ nhân có tổng số vốn hơn 19 ngàn tỷ đồng cho tới thời điểm cuối năm 2010. Trên thực tế những năm qua việc thực hiện lợi ích kinh tế ngƣời lao động trong các doanh nghiệp tƣ nhân ở thành phố Hồ Chí Minh diễn ra theo hai xu hƣớng. Tại những doanh nghiệp có quan hệ lao động tốt thì lợi ích kinh tế ngƣời lao động đƣợc giải quyết ổn thoả, ngƣời lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp và không xảy ra tranh chấp lao động hoặc đình công. Hầu hết đây là những doanh nghiệp lớn, có uy tín. Kinh nghiệm để giải quyết tốt lợi ích kinh tế ngƣời lao động tại các doanh nghiệp này là thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ về lợi ích đối với ngƣời lao động theo quy định của pháp luật. Xây dựng và chấp hành tốt thoả ƣớc lao động tập thể đã ký kết giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Và điều mấu chốt là ngƣời sử dụng lao động không chỉ quan tâm đến lợi nhuận của mình mà họ còn rất quan tâm đến đời sống của ngƣời lao động. Một điểm rất quan trọng khiến cho quan hệ lợi ích tại các doanh nghiệp này luôn ổn định hài hoà, kể cả khi doanh nghiệp gặp khó khăn, đó là ngƣời sử dụng lao động thƣờng xuyên thông tin cho ngƣời lao động tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công khai những khoản ngƣời lao động đƣợc hƣởng khi sản xuất kinh doanh phát đạt, vì vậy ngƣời lao động cũng sẵn sàng chấp nhận mức thù lao tạm thời thấp hơn khi doanh nghiệp gặp khó khăn.

Đối với những doanh nghiệp có tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp về lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, lãnh đạo thành phố chỉ đạo các ngành liên quan nhƣ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Lao động - Thƣơng binh - Xã hội, Liên đoàn lao động thành phố, các ban quản lý khu công nghiệp thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thanh, kiểm tra để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trƣờng hợp vi

phạm giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, giải quyết kịp thời các tranh chấp phát sinh. Khi có bất đồng về quan hệ lợi ích xảy ra, việc đầu tiên là tổ chức đối thoại trực tiếp giữa đại diện cơ quan chức năng về lao động, công đoàn, chủ doanh nghiệp với công nhân để đƣa ra giải pháp sớm ổn định tình hình, trực tiếp trao đổi với chủ doanh nghiệp để cùng xác định nguyên nhân và có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý. Điển hình là việc giải quyết tranh chấp lao động tại công ty Hải Minh vào đầu năm 2008. Trong vụ tranh chấp này, qua nghiên cứu 13 kiến nghị của công nhân, Liên đoàn Lao động quận Thủ Đức hiểu nguyên nhân khiến tranh chấp kéo dài là do doanh nghiệp chậm ký hợp đồng lao động và công bố cách tính lƣơng mới cho công nhân. Sau khi hội ý với Phòng Lao động – Thƣơng binh – Xã hội quận, Liên đoàn Lao động quận thống nhất tập trung giải quyết dứt điểm hai vấn đề trên. Sau khi nghe ý kiến đóng góp, phân tích của Liên đoàn Lao động quận, phía công ty cam kết ký hợp đồng với công nhân đã qua thời gian thử việc và công bố luôn cách thức trả lƣơng mới: Công nhân mới đƣợc hƣởng mức lƣơng tối thiểu là 870.000 đồng/ngƣời/tháng; chƣa kể 50.000 đồng phụ cấp độc hại và 100.000 đồng chuyên cần. Qua đó vụ việc đã đƣợc giải quyết ổn thỏa và công nhân đã quay lại làm việc sau 3 ngày đình công.

Vấn đề củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp tƣ nhân đã ngày càng đƣợc quan tâm, để tổ chức công đoàn thực sự là đại diện cho quyền lợi của ngƣời lao động. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ công đoàn cơ sở về nghiệp vụ công đoàn, đặc biệt là kỹ năng thƣơng lƣợng tập thể, kiến thức pháp luật để công đoàn cơ sở có thể đóng vai trò hoà giải, là trọng tài về lợi ích kinh tế ở doanh nghiệp.

Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp chăm lo tốt đến quyền và lợi ích của ngƣời lao động, tạo mối quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp với ngƣời lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)