Từ khi thực hiện thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế, dƣới tác động của thị trƣờng lao động các doanh nghiệp dần bƣớc vào cơ chế cạnh tranh, quyền lợi thiết thân của ngƣời lao động có mâu thuẫn với tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp và lợi ích của chủ doanh nghiệp, nguy cơ quan hệ lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động phức tạp, mâu thuẫn, xung đột, không
ngừng gia tăng. Để giải quyết những bất đồng về lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp, Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện chế độ bình đẳng thƣơng lƣợng và thoả ƣớc tập thể tại doanh nghiệp. Theo cơ chế này hai bên chủ - thợ tự do thƣơng lƣợng trên cơ sở tự nguyện tự giác. Pháp nhân doanh nghiệp và pháp nhân tổ chức công đoàn là chủ thể của bình đẳng thƣơng lƣợng và thoả ƣớc tập thể. Thông cảm, nhƣợng bộ lẫn nhau là mấu chốt thành công của bình đẳng thƣơng lƣợng. Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch do Hiệp hội công đoàn toàn Trung (Công đoàn Trung Quốc) chủ trì đƣợc sự hậu thuẫn chính trị của Đảng Cộng Sản và Bộ Lao động và An sinh xã hội. Chế độ bình đẳng thƣơng lƣợng và thoả ƣớc tập thể là để xác định quyền lợi, nghĩa vụ của hai bên ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Điều đó có thể tránh đƣợc hành vi tuỳ tiện trong quan hệ lao động và quan hệ nghĩa vụ, quyền lợi mất công bằng. Chiến dịch này đã làm tăng đáng kể con số thoả ƣớc tập thể và số ngƣời lao động đƣợc hƣởng lợi từ thoả ƣớc. Công đoàn Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều mô hình thí điểm để tăng tối đa sự tham gia của ngƣời lao động vào thoả ƣớc tập thể dƣới nhiều hình thức. Chiến dịch tăng cƣờng thỏa ƣớc tập thể đƣợc tiến hành lần đầu khi Luật lao động đƣợc thực thi năm 1995 đã có thêm một động lực khi Trung Quốc thiết lập cơ chế tham khảo ba bên để phối hợp tốt hơn trong quan hệ lao động. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ƣu tiên đặc biệt tới việc khuyến khích thỏa ƣớc tập thể. Cuối năm 2001, thỏa ƣớc tập thể đã đƣợc ký ở hầu hết các doanh nghiệp lớn và nhanh chóng mở ra các doanh nghiệp nhỏ. Việc xây dựng và ký kết thoả ƣớc tập thể tại các doanh nghiệp ở Trung Quốc là biện pháp hữu hiệu để giải quyết quan hệ lợi ích giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động tại các doanh nghiệp ở nƣớc này.