NGHIỆP DỆT MAY Ở TỈNH THÁI BÌNH
2.2.1 Khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình Bình
Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn định hƣớng xuất khẩu của tỉnh, đây là ngành có tỷ trọng giá trị xuất khẩu lớn nhất của tỉnh (chiếm 86,6%). Sự phát triển của ngành dệt may đã góp phần giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động, đƣa ngành dệt may thành ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp của tỉnh.
Theo báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp dệt may năm 2010 và một số giải pháp phát triển năm 2011 của Sở Công thƣơng Thái Bình tại hội nghị gặp mặt doanh nghiệp dệt may thì hiện nay toàn tỉnh có 146 doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng dệt may gồm: may mặc có 51 doanh nghiệp, dệt, kéo sợi có 70 doanh nghiệp, thêu có 22 doanh nghiệp, da giày có 3 doanh nghiệp [24]. Trong tổng số 146 doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh thì có 5 doanh nghiệp dệt may nhà nƣớc, 8 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, còn lại là các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân.
Nhìn chung các doanh nghiệp dệt may của tỉnh có thị trƣờng ổn định. Nhiều doanh nghiệp đƣợc các nhà cung cấp nƣớc ngoài đánh giá là chất lƣợng tốt, giá cả cạnh tranh, quan hệ lao động giữa ngƣời lao động và chủ doanh nghiệp tƣơng đối hài hoà, các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng.
Một số doanh nghiệp thuộc nhóm hàng kéo sợi, may công nghiệp đã đầu tƣ đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm nên đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng.
Trong tổng số 146 doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình có 26 công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (TNHH-1TV), 34 doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN), 29 công ty cổ phần và 57 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) [27].
18%39% 39% 20% 23% Công ty TNHH-1 TV Công ty TNHH Công ty cổ phần DNTN
Biểu 2.1: Cơ cấu các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình phân theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình (2010), Số liệu điều tra các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Thái Bình
Hầu hết các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (vốn đăng ký dƣới 10 tỷ đồng), chiếm 82,2% tổng số doanh nghiệp dệt may, chỉ có 26 doanh nghiệp có quy mô lớn nhƣ: xí nghiệp dệt Hồng Quân (vốn đăng ký là 108 tỷ đồng), công ty cổ phần tập đoàn Đại Cƣờng (vốn đăng ký là 500 tỷ đồng), công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh (vốn đăng ký là 711 tỷ 732 triệu đồng) [27]…
Năm 2010 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, giá cả nguyên liệu tăng khá cao, thiếu nhiều lao động, nguồn năng lƣợng phục vụ sản xuất thiếu chƣa đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Song với sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp, sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh, các doanh nghiệp dệt may của Thái Bình năm 2010 đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.
Giá trị sản xuất năm 2010 (giá cố định năm 1994) của ngành đạt 3.256 tỷ đồng, chiếm 31,9% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh, tăng 27,8% so với năm 2009.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2010 đạt 394,325 triệu USD, tăng 44,9% so với năm 2009, chiếm 86,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh [24]. Trong đó các doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn là:
Bảng 2.1: Giá trị xuất khẩu của một số doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình năm 2010
Đơn vị: triệu USD STT Tên doanh nghiệp Giá trị xuất khẩu
1 Công ty CP sản xuất hàng thể thao Maxport 61,7 2 Công ty TNHH Nienhsinh Việt Nam 46,6 3 Công ty TNHH Pooshin Vina 42,8 4 Công ty TNHH Minh Trí 14,4 5 Công ty TNHH Hợp Thành 14,5 6 Công ty TNHH SXKD XNK Nam Long… 12,5
Nguồn: Sở Công thương (2010), Báo cáo tình hình hoạt động doanh nghiệp dệt may năm 2010 và một số giải pháp phát triển năm 2011
Những thành tựu trên đã tạo điều kiện để đảm bảo hơn nữa lợi ích kinh tế của ngƣời lao động hoạt động trong các doanh nghiệp dệt may, góp phần đáng kể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động.
Tuy nhiên các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ:
Các doanh nghiệp dệt may chủ yếu làm hàng gia công cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài nên thị trƣờng bị lệ thuộc và chịu thiệt thòi hơn so với doanh nghiệp làm hàng FOB (mua đứt, bán đoạn). Nhiều doanh nghiệp chƣa ký đƣợc hợp đồng xuất khẩu trực tiếp, phải ký hợp đồng thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu đầu mối.
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may tuy chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh nhƣng do chủ yếu là hàng gia công nên giá trị gia tăng thấp.
Chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, chƣa đồng đều, chƣa chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu, năng suất lao động còn thấp.
Nguồn nhân lực của ngành dệt may vốn đƣợc coi là một lợi thế của tỉnh, thời gian vừa qua cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp thiếu lao động nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, gần khu công nghiệp và thị trấn.
Tính cạnh tranh không lành mạnh ở một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã xảy ra. Phần lớn các chủ doanh nghiệp chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý kinh doanh.
Đặc biệt việc thực hiện Bộ luật Lao động chƣa nghiêm túc; thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho ngƣời lao động chƣa đầy đủ đã xảy ra ở không ít doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh.
Những tồn tại trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi ích kinh tế của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may đặc biệt là doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở Thái Bình.
2.2.2 Đặc điểm lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình