Về tiền lương

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 74 - 78)

Luật Lao động nƣớc ta đã quy định rõ về mức lƣơng và cách trả lƣơng cho ngƣời lao động ở các doanh nghiệp. Nhìn chung, về cơ bản các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở Thái Bình đã tuân thủ đúng các quy định về tiền lƣơng do Luật Lao động và Nghị định số 108/2010/NĐ - CP quy định. Các doanh nghiệp thƣờng áp dụng các hình thức trả lƣơng sau: lƣơng thời gian hoặc lƣơng sản phẩm.

Về lƣơng thời gian là hình thức trả lƣơng cho ngƣời lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế của ngƣời lao động, gồm: lƣơng khoán, lƣơng tuần, lƣơng ngày và lƣơng giờ.

Về lƣơng sản phẩm đƣợc áp dụng ở những cơ sở sản xuất ra sản phẩm và sản phẩm có thể định mức đƣợc. Lƣơng sản phẩm đƣợc trả dƣới 2 hình thức lƣơng sản phẩm cá nhân và lƣơng sản phẩm tập thể.

Căn cứ để trả lƣơng thời gian sẽ là thoả thuận mức lƣơng đƣợc ghi trong hợp đồng lao động và căn cứ theo thời gian làm việc thực tế của ngƣời lao động để tính lƣơng tháng, tuần, ngày, giờ theo các quy định về cách tính lƣơng đƣợc quy định tại

nghị định 108/2010/NĐ - CP. Căn cứ để trả lƣơng sản phẩm là đơn giá sản phẩm trên cơ sở định mức lao động và cấp bậc công việc nhân với số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm. Nhìn chung, đa số lao động trong các doanh nghiệp dệt may đƣợc trả lƣơng theo sản phẩm và đƣợc trả cao hơn mức lƣơng tối thiểu 830.000đ/tháng nhƣ quy định của nghị định 108/2010 NĐ - CP. Tuy nhiên, so với các loại hình doanh nghiệp khác, tiền lƣơng bình quân trong các doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN) trong đó có doanh nghiệp dệt may tƣ nhân thuộc mức thấp hơn.

Bảng 2.4: Mức lƣơng bình quân của ngƣời lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở Thái Bình

Đơn vị tính: đồng/ngƣời/tháng Loại hình DN Năm thống kê DNNN DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài DNTN Năm 2005 820.000 770.000 680.000 Năm 2007 910.000 830.000 790.000 Năm 2010 1.710.000 1.680.000 1.370.000

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Bình(2010), Báo cáo tình hình thực hiện Bộ luật lao động.

Qua số liệu bảng 2.4 và biểu 2.4 (tr.68) cho thấy, tốc độ tăng thu nhập của ngƣời lao động trong DNTN thấp hơn hẳn so với tốc độ tăng thu nhập của ngƣời lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.

Đặc biệt, tiền lƣơng trong ngành dệt may hiện nay có thể coi là thấp nhất cả nƣớc, trung bình tiền lƣơng công nhân mỗi tháng từ 1,2 – 1,5 triệu đồng. Với đặc thù của ngành hầu hết công nhân là nữ và phải đi làm xa nhà, họ phải chi tiêu rất nhiều khoản: tiền điện, tiền nƣớc, chi phí sinh hoạt, gia đình …với số tiền lƣơng ít ỏi đó ngƣời công nhân chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt của họ chứ không thể lo cho cả gia đình và xa hơn đó là đời sống tinh thần cần đƣợc đáp ứng. Vì thế đã có rất nhiều công nhân đã bỏ việc về quê hoặc chuyển đổi sang nghề nghiệp khác có mức thu nhập cao hơn Chế độ tiền thƣởng cho ngƣời công nhân trong ngành dệt

may cũng không đƣợc đều đặn, thƣờng chỉ tập trung vào cuối quý hoặc vào các dịp lễ tết

Theo số liệu thống kê năm 2010 thì:

 Tiền lƣơng trong ngành hàng không cao gấp 12 lần ngành dệt may  Tiền lƣơng trong ngành bia, rƣợu, thuốc lá cao gấp 4 lần ngành dệt may  Tiền lƣơng trong ngành giáo dục cao từ 3 - 4 lần ngành dệt may…..

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800

Năm 2005 Năm 2007 Năm 2010

Nghìn đồng/người/tháng

DNNN

DN có vốn đầu tư NN DNTN

Biểu 2.4: Mức lƣơng bình quân của ngƣời lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở tỉnh Thái Bình

Nguồn: Sở Lao động-Thương binh-Xã hội tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo tình hình thực hiện Bộ luật Lao động

Tiền lƣơng trong ngành dệt may ở Thái Bình cũng không nằm ngoài thực trạng này. Điều này thể hiện qua sự so sánh tiền lƣơng bình quân của công nhân trong ngành dệt may với các ngành khác. Cụ thể bảng 2.5 (tr. 69)..

Kết quả điều tra cho thấy có trên 70% doanh nghiệp tự xây dựng bảng lƣơng, gần 20% xây dựng theo quy định của Nghị định 108/2010 NĐ - CP, còn lại là xây dựng theo thang lƣơng nhà nƣớc [27].

Mức thu nhập của một số doanh nghiệp thuộc một số ngành nhƣ điện, điện tử, xây dựng…cao nên kéo theo nó là mức thu nhập bình quân của ngƣời lao động cao. Còn ngành tập trung nhiều lao động nhƣ dệt may, giày da thì thu nhập bình quân của ngƣời lao động còn thấp. Mức thu nhập bình quân của ngƣời lao động tính cả

tiền ăn trƣa, tiền làm thêm giờ, tiền thƣởng vào mức lƣơng chính để so sánh với lƣơng tối thiểu.

Bảng 2.5: Tiền lƣơng bình quân/tháng của ngƣời lao động trong DNTN ở một số ngành nghề

Đơn vị: nghìn đồng

STT Ngành nghề Loại lao động Mức lƣơng bình quân

1. Dệt may - da giầy

Lao động quản lý Lao động kỹ thuật Lao động giản đơn

2.010 1.540 1.150 2. Điện - điện tử Lao động quản lý Lao động kỹ thuật Lao động giản đơn

2.550 2.300 1.470 3. Chế biến nông, lâm,

thủy sản

Lao động quản lý Lao động kỹ thuật Lao động giản đơn

2.150 1.700 1.280 4. Khác Lao động quản lý Lao động kỹ thuật Lao động giản đơn

2.200 1.910 1.250

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Thái Bình(2010), Báo cáo tình hình thực hiện Bộ luật lao động.

Sự chênh lệch về tiền lƣơng còn có nguyên nhân từ trình độ chuyên môn kỹ thuật. Ngƣời lao động có trình độ tay nghề cao có thu nhập cao hơn so với lao động phổ thông và lao động có trình độ sơ cấp. Tuy vậy, trong các doanh nghiệp dệt may nhu cầu về lao động cho những công việc quản lý hay chuyên môn kỹ thuật không nhiều, và không phải lao động đã qua đào tạo nào cũng đƣợc trả lƣơng theo bằng cấp mà họ chỉ đƣợc trả lƣơng theo bằng cấp khi đảm nhận những vị trí công việc theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Về cách trả lƣơng: Phần lớn ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân lấy quy định về mức lƣơng tối thiểu làm căn cứ chính để xây dựng định mức tiền lƣơng và thu nhập đối với ngƣời lao động, và thông thƣờng họ lờ đi các điều kiện khác nếu có thể, mặc dù lƣơng tối thiểu chỉ là quy định về mức sàn doanh nghiệp không đƣợc phép trả thấp hơn, thực tế thu nhập của ngƣời lao động

trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân thấp hơn các doanh nghiệp khác trong khi cƣờng độ làm việc trong ngành dệt may lại cao hơn khá nhiều.

Một số công nhân lao động trong các doanh nghiệp hƣởng lƣơng theo mức khoán sản phẩm thì doanh nghiệp chỉ quan tâm xây dựng định mức lao động hoặc định mức đơn giá. Cách xây dựng định mức lao động còn có những bất cập. Tại nhiều doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng may mặc, giày dép, doanh nghiệp chọn một nhóm công nhân có tay nghề cao làm mẫu rồi áp mức sản lƣợng cho đại trà ngƣời lao động. Do định mức lao động quá cao đã làm cho số đông ngƣời lao động không thể đáp ứng .

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)