Thực trạng việc ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 92 - 94)

Thoả ƣớc lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu trong doanh nghiệp, để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, giữa tập thể lao động với ngƣời sử dụng lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Công đoàn đại diện cho tập thể lao động tham gia thƣơng lƣợng, ký kết thoả ƣớc lao động

tập thể giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động. Thông qua việc thƣơng lƣợng ký kết thoả ƣớc lao động tập thể tổ chức công đoàn làm tốt hơn chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động.

Thông qua thoả ƣớc lao động tập thể tạo sự cộng đồng trách nhiệm của cả tập thể lao động và ngƣời sử dụng lao động trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động.

Thông qua thoả ƣớc lao động tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo nhƣ quy định của pháp luật, đƣợc áp dụng vào điều kiện thực tiễn tại doanh nghiệp và có thể đƣợc hƣởng nhiều quyền lợi cao hơn so với các qui định của pháp luật.

Ở Thái Bình hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đều có nội quy lao động hoặc quy chế hoạt động, thỏa ƣớc lao động tập thể tự xây dựng. Nhƣng chỉ có 162 doanh nghiệp có đăng ký tại Sở LĐ - TB - XH tỉnh với 358 lƣợt đăng ký nội quy lao động, 305 lƣợt đăng ký thỏa ƣớc lao động tập thể [16].

Trong tổng số 146 doanh nghiệp dệt may, có 5 doanh nghiệp dệt may nhà nƣớc đăng ký thỏa ƣớc lao động tập thể (đạt 100%) và chỉ có 1 doanh nghiệp dệt may tƣ nhân đăng ký thoả ƣớc lao động tập thể. Ở những doanh nghiệp có đăng ký này, thỏa ƣớc lao động tập thể đƣợc thừa nhận đã đảm bảo đúng yêu cầu của pháp luật lao động quy định song chƣa cụ thể hóa đƣợc nhiều hành vi, vi phạm và các hình thức xử lý kỷ luật, do đó khi xảy ra vi phạm còn lúng túng trong việc lựa chọn hình thức xử lý. Đối với thỏa ƣớc lao động tập thể đều thỏa thuận lại các điều khoản theo quy định của pháp luật hoặc một số vấn đề xã hội khác nhƣ: tham quan, nghỉ mát, trợ cấp khó khăn, hiếu hỷ,...những vấn đề có lợi cho ngƣời lao động về tiền lƣơng, tiền công khi làm thêm giờ, phân phối lợi nhuận sau một năm hoạt động sản xuất kinh doanh chƣa đƣợc các doanh nghiệp cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, do đó hạn chế tác dụng và ý nghĩa của thỏa ƣớc lao động tập thể.

Bên cạnh số ít những doanh nghiệp dệt may có đăng ký thỏa ƣớc lao động tập thể với Sở LĐ - TB - XH tỉnh thì còn rất nhiều doanh nghiệp dệt may khác không

đăng ký với Sở, cụ thể là 140 doanh nghiệp, chiếm 95,9% tổng số doanh nghiệp dệt may trong toàn tỉnh. Ở những doanh nghiệp này, việc xây dựng nội quy, quy chế lao động trong doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp, ngƣời lao động hầu nhƣ không đƣợc tham gia vào quá trình xây dựng nội quy, quy chế đó, do vậy lợi ích của ngƣời lao động trong quá trình sản xuất hầu nhƣ không đƣợc doanh nghiệp quan tâm, chú ý do không có cơ chế thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp. Vì thế, ngƣời lao động ở những doanh nghiệp này rất cần có sự kiểm tra, giám sát của các tổ chức công đoàn về việc xây dựng và thực hiện thoả thuận lao động giữa các bên; hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền góp phần bảo đảm việc thực hiện các quyền, lợi ích của tập thể ngƣời lao động trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)