Đặc điểm nguồn nhân lực của tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 64 - 65)

So với các địa phƣơng khác trong cả nƣớc, Thái Bình là một tỉnh có mật độ dân số cao, đƣợc đánh giá là có lực lƣợng lao động dồi dào, ngƣời lao động cần cù, chịu khó. Đến nay dân số Thái Bình ƣớc khoảng 2 triệu ngƣời. Trong đó dân số nông thôn chiếm 90,2%, thành thị chiếm 9,8%; mật độ dân số 1.154 ngƣời/1km2. Bình quân mỗi hộ gia đình có 3,4 ngƣời. Số ngƣời trong độ tuổi lao động là 1.320.000 ngƣời [5, tr15].

Trong những năm qua, chính sách giải quyết việc làm cho ngƣời lao động của tỉnh không ngừng đƣợc quan tâm và đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Năm 2004, số lao động đƣợc giải quyết việc làm mới là 17 nghìn ngƣời. Năm 2009, số liệu tƣơng ứng là 30 nghìn ngƣời. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tính đến năm 2009, cơ cấu lao động của tỉnh là: lao động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản chiếm 62.9%; lao động khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21.5%; lao động khu vực dịch vụ chiếm 15,6% [26].

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 42% tổng lực lƣợng lao động toàn tỉnh. Trong đó đào tạo nghề chiếm khoảng 29%. Mỗi năm Thái Bình có khoảng 20.000 học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông [26]. Đây là lực lƣợng lao động trẻ, có trình độ văn hoá cơ bản, chƣa có điều kiện học lên bậc học cao hơn. Lực lƣợng này có thể đƣợc đào tạo ở các trƣờng dạy nghề trong tỉnh hoặc đƣợc đào tạo tại chỗ ở các đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có sự phát triển của các doanh nghiệp dệt may.

2.2.2.2 Đặc điểm lao động và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)