Về việc trả tiền làm thêm giờ cho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 78 - 79)

So với lao động làm việc trong các ngành nghề khác, lao động làm việc trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân có tỷ lệ làm thêm giờ khá cao, bởi vậy việc doanh nghiệp thực hiện chế độ thù lao làm thêm giờ nhƣ thế nào là vấn đề ngƣời lao động hết sức quan tâm. Kết quả điều tra của Liên đoàn Lao động tỉnh về tiền làm thêm đƣợc doanh nghiệp dệt may tƣ nhân trả so với đơn giá tiền lƣơng nhƣ sau:

Bảng 2.6: Doanh nghiệp trả tiền làm thêm cho ngƣời lao động

Đơn vị: % Thời điểm làm thêm

DN trả thêm Vào ngày thƣờng Vào ngày nghỉ Vào ngày lễ Đúng quy định 50,5 53 45 Vƣợt hơn mức quy định 3,7 2,1 1,2 Dƣới mức quy định 1,6 7,2 4,5 Không biết 44,2 37,7 49,3

Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Thái Bình (2010), Báo cáo kết quả điều tra về tình hình lao động.

Nhƣ vậy tỷ lệ ngƣời lao động đi làm thêm giờ đƣợc doanh nghiệp dệt may tƣ nhân trả thù lao theo đúng quy định của pháp luật chƣa cao. Có rất nhiều lao động không biết mức tiền thêm giờ đƣợc hƣởng đó đã đúng với quy định hay không vì họ không biết đơn giá tiền lƣơng, tiền công mà họ đang đƣợc hƣởng là bao nhiêu.

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do các DNDMTN không thực hiện xây dựng thang bảng lƣơng. Đơn giá hoặc mức khoán sản phẩm lại liên tục thay đổi theo đơn hàng. Điều này một mặt phản ánh thực trạng có một tỷ lệ không nhỏ lao động đã không đƣợc hƣởng đầy đủ chế độ thù lao làm thêm giờ theo quy định, đồng thời cho thấy tình trạng các doanh nghiệp dệt may lợi dụng làm thêm giờ để bóc lột công nhân còn khá phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)