HƢỞNG ĐẾN LỢI ÍCH NGƢỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
Ngành dệt may hiện nay đƣợc coi là ngành kinh tế chủ chốt, thu hút một lƣợng lớn lực lƣợng lao động trong xã hội, là ngành có doanh thu xuất khẩu đứng thứ hai chỉ sau dầu thô. Ngành dệt may vừa góp phần tăng tích lũy vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nƣớc vừa tạo cơ hội cho Việt Nam hòa nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Nhìn chung có thể đƣa ra một số nét khái quát về điểm mạnh cũng nhƣ điểm yếu của ngành dệt may Việt Nam nhƣ sau:
Xét từ góc độ thƣơng mại quốc tế, dệt may đƣợc đánh giá là ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh do tận dụng đƣợc nguồn nhân công: Lực lƣợng lao động nhiều, giá rẻ, dễ đào tạo, kỹ năng và tay nghề may tốt. Thiết bị của ngành dệt may đã đƣợc đổi mới và hiện đại hoá đến 90%. Trình độ công nghệ của ngành may theo đánh giá là khá tiên tiến và có thể cạnh tranh với một số nƣớc trong khu vực, còn công nghệ của ngành dệt lạc hậu hơn các nƣớc xung quanh khoảng 20 năm.
Ngành dệt may Việt Nam hiện nay đã xây dựng đƣợc mối liên hệ bền vững với nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Việt Nam đƣợc đánh giá là điểm đến ổn định và an toàn đối với các nhà nhập khẩu và đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực dệt may.
Chính những điều này đã tạo điều kiện giải quyết đƣợc một lƣợng lớn việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động phổ thông, lao động có trình độ, tay nghề thấp. Hiện nay số lao động hoạt động trong ngành dệt may là khoảng 2,5 triệu lao động. Tuy nhiên lao động của ngành dệt may Việt Nam không tập trung, do có hơn 70% các doanh nghiệp dệt may là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số lao động
dƣới 300 ngƣời. Gần 20% doanh nghiệp có số lao động trên 300 ngƣời và dƣới 1000 ngƣời, số doanh nghiệp từ 1000 ngƣời trở lên chỉ có 6%.
Hiện nay sản phẩm may xuất khẩu của Việt nam có đến gần 70% đƣợc sản xuất theo hình thức gia công, 30% theo hình thức bán gia công. Bởi vậy giá trị gia tăng của ngành dệt may còn thấp. Kỹ năng quản lý sản xuất và kỹ thuật kém, năng suất thấp, mặt hàng còn phổ thông chƣa đa dạng chủng loại. Năng lực tiếp thị còn hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp dệt may còn chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu của mình, chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc dài hạn cho doanh nghiệp. Công nghiệp phụ trợ còn yếu, nguyên vật liệu đa phần phải nhập khẩu. Những điều này làm cho thu nhập của ngành dệt may khá thấp so với những ngành khác. Đây là nguyên nhân làm cho tính ổn định của nguồn lao động trong ngành không cao. Ngƣời lao động không mấy mặn mà với ngành may, họ sẵn sàng chuyển đổi sang ngành khác có thu nhập cao hơn. Mặc dù gần đây nhiều doanh nghiệp đã có những thay đổi trong chính sách lƣơng thƣởng cho ngƣời lao động nhƣng số lao động thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới. Phần lớn các doanh nghiệp dệt may đều thực hiện thời gian làm việc theo ca kíp, thời gian làm việc thƣờng kéo dài quá 8 giờ/1 ngày nhƣng thu nhập trung bình mỗi tháng chỉ từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng. Điều này đã ảnh hƣởng lớn đến lợi ích của ngƣời lao động. Ngoài ra việc thực hiện chế độ BHXH đặc biệt là trong các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ chƣa đƣợc đảm bảo.
Dệt may là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động phổ thông, trong đó lao động nữ (tuổi từ 18 đến 30) chiếm khoảng 80%. Trƣớc tình hình phát triển mới (có thêm doanh nghiệp (DN) vào đầu tƣ và nhiều DN đang mở rộng quy mô), toàn ngành đang có nhu cầu lớn bổ sung lao động. Tỷ lệ nữ trong các doanh nghiệp dệt may lớn nên nảy sinh nhiều vấn đề về chế độ thai sản, vấn đề vệ sinh, vấn đề nhà ở, nhà trẻ...
Tất cả những vấn đề này nếu không đƣợc chủ sử dụng lao động quan tâm đúng mức thì sẽ ảnh hƣởng không tốt đến lợi ích kinh tế của ngƣời lao động, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.
2.2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY Ở TỈNH THÁI BÌNH