Nâng cao trình độ chuyên môn tay nghề, tác phong công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 123 - 124)

Đây là giải pháp đòi hỏi sự tham gia của nhiều phía: chính sách về đào tạo cho ngƣời lao động của nhà nƣớc, sự tạo điều kiện của doanh nghiệp và ý thức nhiệt tình, tự giác của ngƣời lao động. Ở phần trên đã đề cập đến giải pháp nâng cao trình độ cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp dệt may tƣ nhân thuộc về phía nhà nƣớc, nên phần này chỉ giới hạn giải pháp nâng cao trình độ cho ngƣời lao động trong phạm vi doanh nghiệp và bản thân ngƣời lao động.

Trên thực tế, mặc dù số đông ngƣời lao động có mong muốn đƣợc nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, việc tạo điều kiện cho công nhân đi học để nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn cũng đã đƣợc nhiều doanh nghiệp quan tâm, song không phải ngƣời lao động nào cũng đón nhận, kể cả việc đào tạo lại. Phần thì do ngƣời lao động đã rời trƣờng lớp lâu, tuổi tác nhiều lên, khả năng tiếp thu chậm khiến họ ngại đi học. Phần thì do thời gian làm việc tại doanh nghiệp căng thẳng và công việc gia đình khiến cho việc thu xếp để tham gia học tập của ngƣời lao động không phải dễ, phần khác họ không đủ nghị lực, hoặc điều kiện kinh tế. Chính vì vậy trƣớc hết ngƣời lao động cần hiểu rằng học tập chính là việc làm cần thiết cho mình để có đƣợc việc làm ổn định và thu nhập cao.

Ngƣời lao động thƣờng xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm vừa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nhƣng cũng chính là bảo vệ mình.

Ngƣời lao động cần chủ động đề xuất với chủ doanh nghiệp, công đoàn về việc học tập, nâng cao trình độ tay nghề cho mình, và công đoàn phải là ngƣời tích cực tham gia vào vấn đề này, trên cơ sở nắm bắt thực trạng trình độ ngƣời lao động,

căn cứ vào yêu cầu phát triển của doanh nghiệp để đề đạt với chủ doanh nghiệp từng trƣờng hợp cụ thể cần nâng cao trình độ và đào tạo lại; tìm hiểu hoàn cảnh của ngƣời lao động, chia sẻ, động viên và giúp đỡ họ học tập. Đối với những trƣờng hợp ngƣời lao động cố tình không chịu học tập, không thể đáp ứng đƣợc với yêu cầu của doanh nghiệp thì công đoàn cũng không thể bảo vệ đƣợc lợi ích cho họ, vì chính sự không cố gắng của họ đã làm ảnh hƣởng đến lợi ích của doanh nghiệp.

Ngƣời lao động cần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất cũng nhƣ xây dựng văn hoá doanh nghiệp, nhất là văn hóa ứng xử với đồng nghiệp, với chủ doanh nghiệp trong công việc.

Bên cạnh đó, ngƣời lao động cũng cần phải biết chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong những lúc cấp bách, không chỉ vì quyền lợi của mình mà sẵn sàng từ bỏ doanh nghiệp hoặc có những hành động phá hoại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)