Về phía các tổ chức chính trị xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 101 - 104)

Về phía các tổ chức chính trị - xã hội phải nói tới vai trò của các tổ chức cơ sở Đảng, vai trò của các tổ chức công đoàn, phụ nữ, đoàn thanh niên trong việc giải quyết mâu thuẫn về lợi ích kinh tế trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may tƣ nhân nói riêng nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân.

Hiện nay trên toàn tỉnh mới chỉ có 99 doanh nghiệp có tổ chức Đảng trong đó chỉ có 7 doanh nghiệp dệt may có tổ chức Đảng. Đó là: Đảng bộ Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình, Đảng bộ Công ty cổ phần sợi Trà Lý, Đảng bộ Công ty cổ phần xe tơ Thái Bình, Đảng bộ Công ty cổ phần tập đoàn Đại Cƣờng, Chi bộ Công ty cổ phần dệt may xuất khẩu Thái Bình, Chi bộ xí nghiệp may Thái Hà, Chi bộ Công ty may thêu xuất khẩu Hoàn Mỹ [37]. Nhƣ vậy trong số 7 doanh

nghiệp dệt may có tổ chức Đảng thì chỉ có 2 doanh nghiệp dệt may tƣ nhân, chiếm tỷ trọng quá nhỏ trên tổng số các doanh nghiệp dệt may (1,4%).

Về tổ chức đoàn, trong tổng số 58 doanh nghiệp có tổ chức đoàn thì chỉ có 6 doanh nghiệp dệt may có tổ chức đoàn. Đó là: Công ty cổ phần May xuất khẩu Thái Bình, Công ty cổ phần Sợi Trà Lý, Công ty cổ phần Xe tơ Thái Bình, Xí nghiệp May Thái Hà, Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Cƣờng , Xí nghiệp Giày da xuất khẩu Thái Bình. Nhƣ vậy trong số các doanh nghiệp dệt may có tổ chức đoàn chỉ có 1 doanh nghiệp tƣ nhân, chiếm 0,7% trên tổng số các doanh nghiệp dệt may [38]. Khó khăn đối với việc phát triển tổ chức đoàn thanh niên hiện nay là phía doanh nghiệp không quan tâm, chƣa hiểu (hoặc thậm chí không hiểu) vị trí và vai trò của đoàn Thanh niên cộng sản trong doanh nghiệp; mặt khác thời gian lao động của lực lƣợng thanh niên trong các doanh nghiệp quá căng thẳng nên không còn thời gian để tham gia hoạt động đoàn; bên cạnh đó sự lúng túng trong phƣơng thức hoạt động, sự nghèo nàn trong nội dung sinh hoạt của đoàn nên chƣa đủ thu hút đƣợc lực lƣợng thanh niên tham gia. Nếu có thì nội dung hoạt động chủ yếu là tập hợp thanh niên tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ... chứ chƣa đi vào bồi dƣỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật, luật pháp cho thanh niên hoặc phát động phong trào thi đua nâng cao tay nghề, xây dựng các phòng công nghiệp; vì vậy không có kế hoạch bồi dƣỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật và luật pháp trong thanh niên.

Hiện nay trên toàn tỉnh có 407 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, 59 hội đồng hoà giải và 101 hội đồng bảo hộ lao động. Trong đó chỉ có 7 doanh nghiệp dệt may có tổ chức công đoàn [38]. Các tổ chức công đoàn đã và đang hoạt động bắt đầu có hiệu quả, đã phát huy đƣợc quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên chức và ngƣời lao động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân còn khó khăn, đạt tỷ lệ thấp. Vai trò của công đoàn cơ sở nhiều nơi còn yếu kém và mờ nhạt, không nắm đƣợc diễn biến tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời lao động nên không đại diện bảo vệ đƣợc quyền lợi của ngƣời lao động. Còn thiếu những cán bộ công đoàn cơ sở có đủ

bản lĩnh và trình độ để xây dựng, đàm phán, thƣơng lƣợng và ký kết với chủ doanh nghiệp thoả ƣớc lao động tập thể với những nội dung đảm bảo cân đối lợi ích kinh tế của cả hai phía ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.

Phần lớn cán bộ công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp dệt may hiện nay là hoạt động kiêm nhiệm, do thời gian hạn chế nên cán bộ công đoàn không nắm bắt đƣợc kịp thời những thông tin của ngƣời lao động do đó chƣa phát huy đƣợc vai trò của công đoàn trong việc đôn đốc, giám sát việc thực hiện các chính sách lao động tại doanh nghiệp. Chƣa phối hợp chặt chẽ với ngƣời sử dụng lao động trong công tác quản lý doanh nghiệp, vận động ngƣời lao động chấp hành nội quy kỷ luật lao động.

Tổ chức công đoàn chƣa đƣợc ngƣời sử dụng lao động quan tâm hỗ trợ về mặt thời gian hoạt động cho cán bộ công đoàn, kinh phí hoạt động hay hỗ trợ phƣơng tiện làm việc. Thậm chí có những doanh nghiệp gây khó khăn, cản trở, né tránh việc thành lập tổ chức công đoàn hoặc có thành lập thì cũng chỉ là hình thức.

Chƣa có cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn nhất là những cán bộ công đoàn vừa làm công tác công đoàn vừa hƣởng lƣơng của chủ doanh nghiệp, vì vậy nhiều cán bộ công đoàn phát hiện nhƣng không dám đấu tranh, tố cáo những vi phạm của chủ doanh nghiệp vì sợ bị trù úm, sa thải.

Bên cạnh đó, công tác thành lập các tổ chức chính trị - xã hội khác hội phụ nữ,...hầu nhƣ không đƣợc các doanh nghiệp và bản thân ngƣời lao động chú trọng tới.

Nhìn chung, công tác xây dựng và phát triển các đoàn thể trong thời gian qua ở các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân Thái Bình còn nhiều khó khăn và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của Tỉnh ủy và Tỉnh đoàn. Việc này ít nhiều cũng ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ quyền lợi chính đáng của ngƣời lao động.

Đây vẫn là một thực tế đòi hỏi Đảng và các tổ chức đoàn thể phải tiếp tục có các chủ trƣơng chính sách nhằm đổi mới nội dung và phƣơng thức hoạt động đáp

ứng yêu cầu của ngƣời lao động trong việc xây dựng các tổ chức đoàn thể của các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân.

Việc nhanh chóng thành lập các tổ chức công đoàn cơ sở, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân, nhằm giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, đảm bảo lợi ích kinh tế của ngƣời lao động là một trong những yêu cầu cấp bách và thiết thực góp phần quan trọng vào xây dựng quan hệ lao động tốt đẹp trong các doanh nghiệp, tạo điều kiện nâng cao thu nhập và đời sống cho ngƣời lao động, đồng thời tạo môi trƣờng thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bền vững ở địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)