Về ký kết hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 73 - 74)

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển dụng nhân sự nhƣ vậy, nhƣng ý thức chấp hành pháp luật lao động của các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở Thái Bình cũng vẫn ở mức thấp. Theo kết quả điều tra 100 doanh nghiệp về việc thực hiện Bộ Luật lao động, Luật Công đoàn của Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội tỉnh Thái Bình năm 2010, việc thực hiện ký kết hợp đồng lao động và đăng ký sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nƣớc đạt 100%, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 72%, khối doanh nghiệp tƣ nhân trong đó có doanh nghiệp dệt may tƣ nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất với trên 20% [28]. Hàng năm, việc ngƣời sử dụng lao động không thực hiện đăng ký sử dụng lao động và khai báo tình hình tăng, giảm nhân công với Sở Lao động – Thƣơng binh – Xã hội theo quy định pháp luật lao động xảy ra khá phổ biến.

Trong số công nhân lao động đƣợc ký kết hợp đồng tại các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân thì:

- Ký hợp đồng lao động từ 1 đến 3 năm: 44,5% - Ký hợp đồng không thời hạn: 25,4% - Ký hợp đồng mùa vụ: 30,1%

Trong đó, những công nhân lao động có trình độ cao đẳng, đại học và công nhân kỹ thuật cao có tỷ lệ ký kết hợp đồng lao động dài hạn cao hơn so với công nhân, lao động có trình độ thấp. Trong số hợp đồng đã ký, qua kiểm tra cho thấy một số quy định của nhà nƣớc về hợp đồng lao động chƣa cụ thể rõ ràng, chƣa phân biệt thời gian thử việc đối với nghề hoặc công việc đào tạo phức tạp với công việc giản đơn nên các doanh nghiệp đều áp dụng thời gian thử việc là 60 ngày cho cả lao động kỹ thuật và lao động giản đơn. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng biện pháp kéo dài thời gian thử việc để giảm bớt quyền lợi của ngƣời lao động và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Ở không ít doanh nghiệp, hợp đồng lao động còn mang tính áp đặt, với những nội dung đƣợc soạn thảo sẵn, có lợi cho chủ doanh nghiệp nhƣ quy định

chức trách nghĩa vụ của công nhân, lao động thì quá khắt khe, nhƣng nghĩa vụ của doanh nghiệp thì quy định sơ sài, dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động trong hợp đồng lao động. Trong các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan lao động và các thành viên trong đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, uốn nắn nội dung các điều khoản, tính pháp lý của hợp đồng lao động, một số chủ sử dụng lao động ký hợp đồng lao động nhằm đối phó với cơ quan chức năng khi tiến hành thanh tra, kiểm tra. Nội dung ghi trong hợp đồng lao động vừa thiếu, vừa không công khai minh bạch, dẫn đến hiệu lực của bản hợp đồng lao động không cao, là nguyên nhân gây tranh chấp lao động. Các chủ sử dụng lao động chủ yếu thực hiện ký kết hợp đồng lao động với lao động gián tiếp, giữ các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp, một số nhân viên, công nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao làm nòng cốt trong doanh nghiệp và chủ yếu là giao kết loại hợp đồng xác định thời hạn từ 1 đến 3 năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)