Về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 86 - 89)

Theo quy định của Bộ Luật lao động, thời gian làm việc của ngƣời lao động không quá 48 giờ trong 1 tuần và 200 giờ trong 1 năm, đối với lao động là ngƣời tàn tật làm 7h/ngày, 42h/tuần. Trong thực tế phần lớn các doanh nghiệp đều tuân thủ đúng quy định, một số doanh nghiệp tổ chức làm 3 ca. Về chế độ đều thực hiện đầy đủ theo quy định của Bộ luật lao động, làm thêm giờ vào ngày thƣờng bằng 150% của tiền lƣơng giờ của ngày làm việc bình thƣờng; vào ngày nghỉ hàng tuần đƣợc trả lƣơng bằng 200% của tiền lƣơng ngày làm việc bình thƣờng; vào ngày lễ, ngày nghỉ có hƣởng lƣơng bằng 300%, nếu làm việc vào ban đêm đƣợc trả thêm ít nhất

bằng 300% của tiền lƣơng làm việc vào ban ngày. Chế độ nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần hầu hết các doanh nghiệp thực hiện tốt.

So với lao động làm việc trong các doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong những ngành nghề khác thì số giờ làm thêm của lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân là khá cao.

Nếu xem xét số giờ làm việc bình quân/ ngày của công nhân lao động thì cho kết quả sau:

Bảng 2.12 : Tỷ lệ số giờ làm việc trung bình/ngày của công nhân lao động trong một số doanh nghiệp ở Thái Bình

Đơn vị: (%) Số giờ TB/ngày

Loại hình Dƣới 6 giờ 6-8 giờ 8-10 giờ Trên 10 giờ DN dệt may tƣ nhân 0.4 38,5 57,2 3,9

DNTN khác 1,2 79,6 18,1 1,1

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình, Số liệu điều tra các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Thái Bình năm 2010.

0.4% 38.5% 38.5% 57.2% 3.9% Dƣới 6 giờ Từ 6 đến 8 giờ Từ 8 đến 10 giờ Trên 10 giờ

Biểu 2.5: Số giờ làm việc trung bình/ngày của công nhân lao động trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân ở tỉnh Thái Bình

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Bình, Số liệu điều tra các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Thái Bình năm 2010.

Nhìn bảng và biểu đồ trên ta thấy số lao động làm việc thêm giờ trong các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong những lĩnh vực khác. Nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn trong tỉnh tổ chức làm thêm giờ, thời gian làm thêm giờ bình quân 1-2 giờ/ngày, số lao động làm thêm giờ chiếm khoảng 2/3 tổng số lao động; các doanh nghiệp này đều chấp hành và thực hiện nghiêm túc các điều kiện và nguyên tắc làm thêm giờ, ví dụ nhƣ xí nghiệp dệt Hồng Quân, công ty dệt nhuộm xuất khẩu Thăng Long, công ty cổ phần tập đoàn Đại Cƣờng...[27].

Bên cạnh các doanh nghiệp thực hiện tốt quy định của Bộ luật lao động, cũng còn một số doanh nghiệp dệt may tƣ nhân coi nhẹ vấn đề này, các trƣờng hợp phải làm thêm ca, thêm giờ ở các doanh nghiệp này đều vi phạm quy định của pháp luật về thời gian làm việc, nghỉ ngơi trong doanh nghiệp, chủ yếu xảy ra đối với công nhân lao động trực tiếp sản xuất, lao động thủ công, lao động nữ. Tỷ lệ lao động phải làm thêm giờ, thêm ca cao nhất là các doanh nghiệp nằm trên địa bàn thành phố. Việc phải làm tăng ca tăng giờ nhƣng không đƣợc trả công hoặc trả công quá thấp trong những doanh nghiệp này là nguyên nhân dẫn đến nhiều ngƣời lao động tự ý bỏ việc, hoặc làm việc cầm chừng, hiệu quả sản xuất thấp. Bên cạnh đó, do việc tăng giờ, tăng ca liên miên cũng làm cho công nhân lao động, nhất là lao động nữ bị suy giảm về sức khoẻ nhanh chóng.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc ngƣời lao động trong các doanh nghiệp dệt may phải làm tăng giờ, tăng ca là do doanh nghiệp xây dựng định mức lao động không phù hợp, không hoàn thành kế hoạch kinh doanh nên buộc phải làm thêm giờ, thêm ca mới đủ hoàn thành khối lƣợng công việc theo định mức, nhƣng không đƣợc tính thời gian làm thêm giờ. Vào những thời điểm doanh nghiệp phải hoàn thành gấp những đơn hàng thì ngƣời lao động cũng đƣợc huy động đi làm thêm ca thêm giờ.

Về thời gian nghỉ ngơi: Việc thực hiện thời gian nghỉ lễ, tết, phép hoặc nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghịệp ở hầu hết các doanh nghiệp dệt may tƣ nhân là khá tốt, một số doanh nghiệp quy định số ngày nghỉ khá linh

hoạt. Tuy nhiên sản phẩm dệt may mang yếu tố thời vụ và thời trang, ngƣời lao động có lúc phải dồn việc, lúc lại thiếu việc. Đối với lao động nữ, việc thực hiện chế độ nghỉ giữa giờ để vệ sinh kinh nguyệt, nghỉ thai sản đã đƣợc các doanh nghiệp chấp hành theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)