Để nâng cao giá trị sức lao động đòi hỏi chất lƣợng lao động phải đƣợc nâng lên. Vì vậy việc đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, trình độ văn hoá cho ngƣời lao động phải đƣợc quan tâm hàng đầu.
Việc đào tạo và đào tạo lại cho ngƣời lao động nhằm nâng cao trình độ học vấn, năng lực trí tuệ, tay nghề chuyên môn, nghiệp vụ, văn hoá để họ nhanh chóng có điều kiện tiếp thu, làm chủ công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Nâng cao trình độ cho ngƣời lao động phải hƣớng tới chất lƣợng và phát triển nghề nghiệp, hiện đại hoá ngành nghề nói chung. Nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn còn góp phần phát triển các giá trị văn hoá lao động, làm hình thành phong cách công nghiệp, đạo đức, lối sống, phát triển đời sống tinh thần, tích cực chủ động trong hoạt động nghề nghiệp, xã hội, chính trị của ngƣời lao động.
Để công tác đào tạo có hiệu quả và đúng mục tiêu, trƣớc hết Nhà nƣớc phải nắm bắt đƣợc những công nghệ tiên tiến đang và sẽ đƣợc áp dụng vào sản xuất ở nƣớc ta. Trên cơ sở đó xây dựng quy mô và nội dung đào tạo cho ngƣời lao động ở từng ngành một cách phù hợp, đón bắt và phục vụ kịp thời nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp. Cần phải có sự kết hợp tốt với doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn. Những phản hồi của doanh nghiệp về chất lƣợng đào tạo, việc
làm còn trống, yêu cầu về kỹ thuật và các phẩm chất mong muốn đối với ngƣời lao động là những thông tin cần thiết để xác lập kế hoạch đào tạo theo từng ngành, từng khu vực.
Tăng cƣờng hơn nữa vai trò của nhà nƣớc trong việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết về chƣơng trình đào tạo. Thông tin rộng rãi về các chƣơng trình đào tạo sẽ giúp ngƣời lao động có khả năng lựa chọn rộng rãi hơn.
Hiện nay, toàn tỉnh mới có một số trung tâm dạy nghề nhƣ: chi nhánh của trƣờng Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (xã Tân Bình, huyện Vũ Thƣ), Trung tâm dạy nghề của Sở Lao động - Thƣơng binh xã hội, một số trung tâm hƣớng nghiệp, dạy nghề của các huyện và các cơ sở dạy may công nghiệp. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo nghề vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề của lao động trong tỉnh, trong đó có lao động của doanh nghiệp dệt may tƣ nhân. Do đó, trƣớc mắt tỉnh cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Phát triển hệ tập trung đào tạo dài hạn chính quy nhằm đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề cao, kỹ năng thành thạo có trình độ phù hợp với tiến độ khoa học kỹ thuật. Nhƣ vậy hệ chính quy không làm nhiệm vụ dạy nghề giản đơn, phổ cập những công việc cho ngƣời lao động. Theo phƣơng hƣớng này, ngành giáo dục và dạy nghề phải quản lý thống nhất và hiện đại hóa nội dung, chƣơng trình đào tạo trong điều kiện trình độ công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ. Các trƣờng dạy nghề chính quy hoạt động trên cơ sở ngân sách nhà nƣớc. Vì vậy, tỉnh cần đầu tƣ thích đáng cho phƣơng thức đào tạo này với quan điểm xem đào tạo là một phƣơng thức đầu tƣ vào nguồn lực, biến thành vốn có hàm lƣợng tri thức cao, chuẩn bị tốt khả năng làm việc cho ngƣời lao động, xem đó là động lực mạnh mẽ tác động đến kinh tế xã hội trực tiếp thúc đẩy xã hội phát triển.
- Thống nhất việc quản lý các trƣờng dạy nghề nhà nƣớc vào một đầu mối. Tiến hành đổi mới nội dung, chƣơng trình phù hợp với tình hình mới, đặc biệt chú trọng trong công tác thực hành cao từng ngành nghề, đảm bảo tính hiện đại và chất lƣợng.
- Quy hoạch lại hệ thống mạng lƣới các trƣờng đào tạo, tập trung phát triển các trƣờng đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề bậc cao, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, khôi phục lại các trƣờng đào tạo trung cấp, công nhân kỹ thuật do nhà nƣớc bảo trợ, gắn bổ túc văn hoá với dạy nghề.
- Tổ chức các trung tâm dạy nghề gắn với giới thiệu việc làm, nhƣng ngành lao động phải quản lý và phối hợp toàn bộ hệ thống từ tỉnh đến, huyện, phƣờng, xã, phải thƣờng xuyên kiểm tra định hƣớng và hỗ trợ biện pháp (nhƣ giải quyết miễn thuế, lập quỹ bảo trợ học nghề, giao vốn giải quyết việc làm, đầu tƣ cán bộ, cung cấp thông tin...).
- Tạo mối quan hệ thông tin và công tác phối hợp của hệ thống đào tạo, giải quyết việc làm toàn thành phố (trung tâm giới thiệu việc làm của sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội đóng vai trò là nòng cốt thực hiện).
- Chú trọng phát triển các tổ chức đào tạo dân lập, tổ chức đào tạo của các hội đoàn thể, tổ chức đào tạo kèm cặp nghề tại các doanh nghiệp v.v.. với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội. Khuyến khích các hình thức truyền nghề, dạy nghề ở các làng nghề, xã nghề.
- Trong quy hoạch định hƣớng cố gắng bố trí mỗi huyện, thành phố đều có trung tâm dạy nghề, địa phƣơng và các cụm đông dân cƣ đang hình thành các khu công nghiệp cần có các trung tâm đào tạo nghề giới thiệu việc làm mang tính chất khu vực nhƣ huyện Quỳnh Phụ, Kiến Xƣơng, Đông Hƣng. Tỉnh cần sớm hình thành trung tâm tƣ vấn nghiệp vụ nhằm dự báo và đào tạo những nghề cần phải đầu tƣ lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, các ngành nghề mang tính đặc thù, đồng thời trung tâm còn có nhiệm vụ hỗ trợ giúp đỡ các trung tâm khu vực, huyện, thành phố về chƣơng trình kỹ thuật, giáo viên ...
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp có khả năng mở các cơ sở dạy nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau, liên kết với các cơ sở dạy nghề để đào tạo đúng đối tƣợng, đảm bảo đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo và sử dụng nguồn lao động bằng các hợp đồng kinh tế. Tổ chức trợ vốn cho công ty, xí nghiệp có khả năng đào tạo tại chỗ và thu hút nhiều lao động làm việc ổn định. Nghiên cứu
phát triển các tổ chức giới thiệu việc làm, tƣ vấn nghề nghiệp và chuyển giao công nghệ, đảm bảo tốt đầu vào, đầu ra cho công tác đào tạo nghề.
- Xây dựng đa dạng các mô hình vừa học vừa làm, tăng cƣờng thực hành để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo vừa để hóa giải lấn cấn của ngƣời lao động, giúp cho ngƣời lao động có thu nhập để giải quyết trƣớc mắt vừa trang bị đƣợc nghề nghiệp tạo tâm lý ổn định trong quá trình theo học.
- Trên cơ sở tổng kết quỹ bảo trợ dạy nghề, nghiên cứu xây dựng quỹ tín dụng dạy nghề nhằm hỗ trợ giúp đỡ lao động nghèo, lao động thuộc diện chính sách, những ngƣời thất nghiệp cần đào tạo lại ... có điều kiện học nghề tạo khả năng tìm kiếm việc làm.