Chính sách về thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi Về thời gian làm việc:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 36 - 37)

Về thời gian làm việc:

Điều 68 Bộ luật Lao động quy định: Thời gian làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Ngƣời sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần, nhƣng phải thông báo trƣớc cho ngƣời lao động biết.

Về thời gian làm thêm, điều 69 Bộ luật ghi rõ: Ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ nhƣng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt đƣợc làm thêm không quá 300 giờ trong vòng một năm.

Về thời giờ nghỉ ngơi:

Theo quy định tai điều 71, 72, 73,78 của Bộ Luật lao động: ngƣời lao động làm việc 8 giờ liên tục thì đƣợc nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ làm việc; Ngƣời làm ca đêm đƣợc nghỉ ít nhất 45 phút; Ngƣời lao động làm việc theo ca đƣợc nghỉ ít nhất 12 giờ trƣớc khi chuyển sang ca khác.

Mỗi tuần ngƣời lao động đƣợc nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục).

Ngƣời lao động đƣợc nghỉ hƣởng nguyên lƣơng những ngày lễ tết trong năm (9 ngày). Nếu những ngày nghỉ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì ngƣời lao động đƣợc nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trƣờng hợp ngƣời lao động đƣợc nghỉ việc 3 ngày, vẫn

hƣởng lƣơng là khi: Kết hôn, bố mẹ (cả bên chồng và vợ) chết, hoặc vợ, chồng chết, con chết. Nghỉ một ngày hƣởng nguyên lƣơng trong trƣờng hợp con kết hôn.

Ngoài ra lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một ngƣời sử dụng lao động thì đƣợc nghỉ phép hằng năm, hƣởng nguyên lƣơng: đối với lao động làm công việc trong điều kiện bình thƣờng là 12 ngày, những ngƣời làm công việc độc hại nặng nhọc là 14 ngày, 16 ngày đối với những ngƣời làm công việc đặc biệt độc hại, nặng nhọc (điều 74 Bộ Luật lao động).

Để đảm bảo quyền lợi của ngƣời lao động pháp luật lao động quy định những thời gian nghỉ dƣới đây đƣợc tính vào thời gian làm việc:

+ Thời gian nghỉ thai sản ở phụ nữ.

+ Thời gian nghỉ ốm theo sự đồng ý của doanh nghiệp.

+ Thời gian nghỉ hƣởng lƣơng, thời gian báo trƣớc đề chấm dứt hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may ở Thái Bình (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)